• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Ngày thong dong, nhớ hương xưa qua những tà áo Việt

29/07/2021 08:00 GMT+7

Những ngày dịch bệnh, phải lockdown khiến cuộc sống chậm lại hơn rất nhiều. Người ta bắt đầu nhớ nhiều về những điều tốt đẹp đã qua và thầm lưu luyến. Thời trang là một trong những nỗi niềm như thế. Nó có những vòng quay lặp đi lặp nhất định. Qua nó, sự tương đồng, trùng lặp của các vòng quay qua các thời kỳ không chỉ là sự đồng điệu về tư duy, ý tưởng mà còn là sự hoà quyện của văn hoá, quan niệm nhân sinh… Ngắm những tà áo Việt qua của thế kỷ trước và các thiết kế trẻ để chiêm nghiệm trong những ngày thong dong.

Thanh nữ Hà Thành trong tà áo Việt thế kỷ trước.
 
Cùng ngắm những tà áo Việt qua những tư liệu sưu tầm của hoạ sĩ Trần Mạnh Linh ( trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội) và so sánh chúng với các thiết kế của nhà thiết kế áo dài trẻ Bích Ngọc sinh năm 1996 để thấy dù cách nhau cả trăm năm thì khoảng cách trong văn hoá, quan niệm nhân sinh của các thế hệ thể hiện qua trang phục dường như vẫn rất gần nhau.
 
Áo dài ngày nay vốn được cách tân từ những tà áo Việt cổ, mỗi ngày một được hoàn thiện với mục đích tô điểm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Thế nhưng, dù cách tân tới mấy, nó vẫn có vóc vẻ của chiếc áo nguyên bản – đậm vẻ thuần dịu, suông êm mềm mại và trong mỗi tà áo là cả một câu chuyện văn hoá đương thời, một nếp sống thời kỳ được mô tả. Thời trang, đằng sau công năng thực tế của nó, đằng sau vẻ đẹp mỹ miều của gấm vóc, nhung lụa là sự giao thoa của các ý tưởng, quan niệm, quy định, nề nếp... 
Phụ nữ Hà Nội trước cổng trường tan giờ trưa.
 
Vẻ đẹp đầu tiên của những tà áo Việt là sự kín đáo, không khoa trương nhưng vẫn đầy nét riêng, quyến rũ. Những chiếc áo đó hoặc có cổ cao ba phân hoặc cổ tròn nhưng kín khít. Các hàng cúc sẽ được bố trí chéo ở đường ngực giống như sáo sườn xám của Trung Hoa thuận tiện khi sử dụng, thay vì các hàng cúc sau lưng như nhiều kiểu áo phương Tây cùng thời kỳ. Tất cả điều đó nhằm vừa khoe vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ mà vừa thể hiện được sự kín đáo vốn có của phụ nữ Á Đông thời đó.
 
Xã hội Việt Nam cũng như xã hội Đông Nam Á ở thế kỷ trước mang tính tự cung tự cấp thế nên, chất liệu trang phục  cũng thể hiện một phần điều đó. Phụ nữ Việt hàng ngày trồng dâu nuôi tằm se tơ, dệt vải. Trang phục phụ nữ Việt được làm từ lụa, đũi , the, lĩnh – chính là những loại vải dệt từ tơ tằm tự nhiên, từ chính đôi bàn tay đảm đang, khéo léo của họ. 
Những nếp áo dài suông nhà thiết kế trẻ sinh năm 1996 Ngọc Bích thiết kế rất gần gũi với nếp áo cổ.
 
Các nếp áo Việt dù ngắn, dù dài, từ cổ chí kim đều có tà, có vạt, nhằm để tạo sự thoải mái cho người phụ nữ. Bởi, trong gia đình Á đông, người phụ nữ phải đảm nhận nhiều trọng trách, quán xuyến nhiều công việc nên trang phục nhất định thoải mái.
Sự tương đồng trong trang phục của hai thế kỷ đem lại sự thú vị bởi nó thể hiện sự liên kết của sợi dây truyền thống văn hoá và truyền thống thời trang
 
Đi cùng với trang phục là các món đồ phụ kiện vừa có mục tiêu tô điểm cho vẻ đẹp của phụ nữ vừa là vật dụng giúp phụ nữ Việt thêm gọn gàng, tiện dụng. Đó là những chiếc khăn vấn bằng nhung the, những chiêc trâm cài đầu hoặc những bộ lắc tay, lắc chân, khuyên tai.
 
Ở những bộ trang phục hiện đại, những món đồ đó vẫn còn. Cùng là trang trí tóc nhưng thay những chiếc khăn vấn nhung, the, gấm, lụa là những chiếc băng – đô trang trí tóc xinh xắn, trẻ trung, dễ thương và nguyên si những bộ trâm, bộ lắc hay những chuỗi vòng ngọc như xưa…
Văn hoá truyền thống, vẻ đẹp của trang phục truyền thống bao giờ cũng được truyền qua các thế hệ trong chính một gia đình. Nhà thiết kế trẻ Bích Ngọc là một người trẻ được trải nghiệm một tình yêu như thế...
 
Dịch giã khiến người ta phải “lâm” vào cảnh nhàn hạ nhưng đừng vì thế mà để thời gian trôi đi lãng phí. Các tín đồ thời trang có thể trong những ngày thong dong, ngắm lại những nét văn hoá cổ truyền qua những tà áo Việt để nhớ lại những hương xưa, hồi tưởng về những thăng trầm và những hoàng kim của đất nước qua nhiều thế kỷ, âu cũng là điều thi vị.
 
Ảnh tư liệu tà áo Việt: Hoạ sĩ  Trần Mạnh Linh sưu tầm 
Ảnh và trang phục: Áo dài suông 1996
Top
Top