• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Người xứ Quảng mê tơ tằm

30/01/2021 08:00 GMT+7

Nói về tơ tằm hiện nay ở Quảng Nam phải nhắc đến 3 người, đó là ông Nguyễn Đức Thành, ông Trần Hữu Phương và Lê Thái Vũ. Mỗi người có niềm đam mê tơ tằm khác nhau, song họ có điểm chung là mong muốn hồi sinh nghề tơ tằm vang tiếng một thời ở Quảng Nam.

Chuyện xưa… tơ tằm!
Khi đến dinh trấn Quảng Nam vào đầu thế kỷ 17, giáo sĩ Alexandre De Rhode đã ghi nhận: “Xứ này nhiều tơ lụa đến nỗi còn dùng để đan lưới và bện dây thuyền”. Còn ông Cristophoro Borri ca ngợi: “Họ có nhiều tơ lụa đến nỗi dân lao động và người nghèo cũng dùng hằng ngày… Điều này không có gì lạ nếu biết rằng có những cây dâu cao lớn người ta hái lá để nuôi tằm được trồng trong những thửa ruộng rộng lớn… thế nên chỉ trong vòng một ít tháng là tằm được đưa ra nuôi ngoài khí trời và đồng thời nhả tơ làm thành những cái kén nhỏ với số lượng rất nhiều và dư thừa đến nỗi người Đàng Trong đủ dùng riêng cho mình mà còn bán cho Nhật Bản và gửi sang Lào để đưa sang Tây Tạng. Thứ lụa này tuy không thanh và mịn nhưng bền và chắc hơn lụa Tàu”…
Quảng Nam đang nỗ lực khôi phục 
nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.
 
Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc HTX nông nghiệp Điện Quang (TX.Điện Bàn), đặc biệt trong giai đoạn 1977 - 1992, nghề dâu tằm của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng phát triển cực thịnh. Dọc theo dòng sông Thu Bồn, Vu Gia (như Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Nông Sơn, Hiệp Đức)… nhà nhà trồng dâu, người người nuôi tằm, đi đến đâu cũng nghe ì ầm tiếng khung cửi dệt lụa. Ông Nguyễn Đức Thành kể rằng tại Điện Quang có cả nhà máy sản xuất mỗi năm 20 tấn tơ - là nhà máy lớn nhất lúc bấy giờ. Thế nhưng, thời thế xoay vần, khi mà nền kinh tế chuyển mình theo cơ chế mới, ngành dâu tằm tơ xứ Quảng lao dốc không phanh và… “đứng bánh” cho đến tận ngày nay.
Nuôi tằm ở HTX nông nghiệp Điện Quang. 
 
Mong ước hồi sinh…
Ông Nguyễn Đức Thành kể rằng gia đình ông có tới 4 đời theo nghề trồng dâu nuôi tằm và bản thân ông từng “được mẹ sinh rớt dưới gốc dâu”, nên ông rất rành về đặc tính sinh trưởng của con tằm. Nhưng vì “bỏ nghề” quá lâu, lại chưa tiếp cận với kỹ thuật nuôi tằm, trồng dâu hiện đại nên khi nuôi lại “giấc mơ thời hoàng kim tơ tằm” đã chật vật, khổ sở y chang thời “nuôi tằm ăn cơm đứng”.
Từ ngày kết hợp với Công ty CP tơ lụa Quảng Nam thí điểm trồng dâu, nuôi tằm trong năm 2019, 2020 cho kết quả khả quan với những nong kén vàng óng ả như báo hiệu sự hồi sinh, dẫu còn xa lắm mới quay lại thời hoàng kim một thuở, nhưng ông Nguyễn Đức Thành và bà con nông dân ở xã Điện Quang vẫn hy vọng về tương lai! Việc chăm sóc cây dâu, nuôi tằm trong điều kiện thời tiết, nhiệt độ bao nhiêu và làm thế nào để tằm cho kén đạt chất lượng cao nhất đã được ông Thành ghi chép tỉ mỉ, rồi hướng dẫn cặn kẽ cho các hộ trong HTX tham gia dự án hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa ở Quảng Nam. Năm nay, theo ông Nguyễn Đức Thành, HTX nông nghiệp Điện Quang lên kế hoạch trồng thêm 10 ha dâu, đồng thời mở rộng số lượng người dân đăng ký tham gia nuôi tằm, thu kén và ký hợp đồng mua bán, bao tiêu sản phẩm với Công ty CP tơ lụa Quảng Nam, chính thức mở ra cơ hội hồi sinh, phát triển nghề tằm tang xứ Quảng.
 
Còn những người nặng lòng với tơ tằm
Ở Duy Xuyên còn có ông Trần Hữu Phương và gia đình bao năm nay vẫn miệt mài lưu giữ nghề dệt lụa truyền thống của ông cha, của làng dệt lụa Mã Châu nổi tiếng. Bản thân ông và hai cô con gái đau đáu “tìm lại thời vàng son” của nghề dệt và đã thành công khi những sản phẩm của gia đình được du khách và cộng đồng đón nhận. Ông Trần Hữu Phương cho biết ông đã mày mò điều chỉnh máy móc để dệt nên tấm lụa dùng để may áo vest - một trong những công đoạn khó nhất, đòi hỏi phải có kỹ thuật “thượng thừa” mới làm nên! Công xưởng của gia đình ông Phương hằng ngày vẫn rền vang tiếng máy dệt khiến cho bao người cảm thấy ấm lòng khi những sản phẩm truyền thống của người xứ Quảng vẫn còn hiện diện.
Ông Nguyễn Đức Thành và ông Lê Thái Vũ bên những nong kén vàng óng. 
 
Trong khi đó, ông Lê Thái Vũ, Giám đốc Công ty CP tơ lụa Quảng Nam, lại có hướng đi khác khi tổ chức cả một làng lụa với mô hình trình diễn: trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đúng chất Quảng Nam tại Hội An để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước biết và hiểu hơn về lụa tơ tằm xứ Quảng một thời vang bóng! Không những vậy, ông Lê Thái Vũ còn tổ chức các kỳ Festival tơ lụa, tìm kiếm giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm và ký kết bao tiêu sản phẩm với bà con nông dân để mở rộng diện tích canh tác. Ông Vũ hy vọng tại Quảng Nam sẽ có 300 ha trồng dâu, qua đó hình thành vùng chuyên canh dâu tằm… để đánh thức tiềm năng của nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang nằm sâu trong lòng đất, lòng người!
Làng dệt lụa Mã Châu - nổi tiếng hơn 500 năm qua, đang dần hồi sinh từ niềm đam mê của gia đình ông Trần Hữu Phương.
 
Ảnh: Hữu Trà
Top
Top