• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Những điều chưa biết về trữ đông trứng

16/03/2016 03:11 GMT+7

Trữ đông trứng hiện đang được xem là biện pháp hữu hiệu nhất cho phụ nữ. Phương pháp này có tác dụng gì và phải trải qua những giai đoạn phức tạp như thế nào hiện vẫn đang là ẩn số với nhiều người nhất là các chị em có nhu cầu.

BS Nguyễn Kim Oanh (BV Phụ sản Hùng Vương, TP.HCM)

 

Với các chị em vì vài lý do chưa thể mang thai và sinh nở trong giai đoạn vàng (độ tuổi 27 - 35) thì giải pháp trữ đông trứng là sự lựa chọn số một. Bởi nó đạt tỷ lệ thành công cao cũng như tránh sức ép từ việc mang thai sau này.

 

Nếu trữ trứng ở độ tuổi 25 - 40?

Đúng. Độ tuổi này được cho là thời điểm chín muồi để giữ đông trứng, càng về sau này cơ hội thụ thai thành công càng giảm xuống. Trữ trứng ở độ tuổi 20, đến 40 tuổi mới mang thai, trứng được rã đông sau vài chục năm vẫn là chất lượng trứng ở độ tuổi 20. Do đó, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố do thai phụ lớn tuổi gây ra như bệnh down, bất thường nhiễm sắc thể… 

 

egg-freezing wide-310ccb910c29f53d74912c68bf9c8e4e8636df41

 

Phụ nữ trên 45 tuổi không nên trữ trứng đông lạnh?

Đúng! Vì ở độ tuổi này tỷ lệ thành công cực thấp. Càng lớn tuổi, số trứng sẽ càng giảm và chất lượng trứng cũng giảm theo. Phần lớn buồng trứng dự trữ của phụ nữ trên 45 tuổi giảm mạnh và hầu như khó còn trứng đạt chuẩn để trữ. Tốt nhất, chị em nên trữ trứng trước 35 tuổi, nếu không có điều kiện thì nên thực hiện trước 45 tuổi. 

 

Trứng có khả năng lưu trữ vô thời hạn? 

Đúng! Trứng có thể được trữ không giới hạn thời gian, và chưa có ghi nhận bất thường nào nếu để quá lâu. Các bệnh viện phụ sản đã cải tiến kỹ thuật trữ đông nên tỷ lệ trứng sống sau khi rã đông đạt 70% so với 40% trước đây; còn phôi sau rã đông đạt hơn 90%.

 

GettyImages-117452594

 

Những ai không nên trữ đông trứng?

Những bệnh nhân mắc bệnh nan y, các bệnh lý thuyên tắc hay các bệnh mạn tính nặng như suy tim, suy gan, suy thận thì không nên thực hiện kích thích buồng trứng, bởi việc kích thích buồng trứng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý vốn có. Chẳng hạn như ung thư vú, quá trình kích thích buồng trứng sẽ làm cho bệnh ung thư nặng hơn. Những người có bệnh lý rối loạn đông máu, suy các cơ quan… cũng không thể thực hiện trữ trứng, bởi việc gây mê trong quá trình chọc hút trứng cũng có nhiều nguy hiểm.

 

Không khuyến khích với người chưa quan hệ tình dục?

Đúng! Vì về kỹ thuật, những phụ nữ muốn trữ trứng phải được khám âm đạo, siêu âm theo dõi noãn qua ngả âm đạo nên nếu phụ nữ chưa quan hệ tình dục sẽ khó có thể thực hiện. Đối với đàn ông, việc lấy tinh trùng có thể thực hiện tức khắc và không tốn kém gì, trong khi với chị em, đó là cả một quá trình đau đớn, mệt mỏi. 

 

o-EGG-FREEZING-facebook

 

Chị em phải trải qua nhiều giai đoạn mới lấy được trứng để trữ đông?

Đúng! Trước khi được trữ trứng phải làm xét nghiệm bệnh di truyền, bệnh lây qua đường tình dục… xét nghiệm xem buồng trứng có khả năng dự trữ hay không. Khi đủ các điều kiện này, bác sĩ mới thực hiện các thủ thuật chọc hút trứng. Đặc biệt, việc chọc hút để lấy trứng là một quy trình can thiệp sâu, phải tiêm thuốc kích thích buồng trứng, phải gây mê… thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt.

 

Chi phí cho việc trữ trứng hiện nay khá cao? 

Đúng! Vì các bước thực hiện giống như thụ tinh trong ống nghiệm nên chi phí rất cao, khoảng 40 - 50 triệu đồng (riêng phí thuốc để kích thích buồng trứng là 30 - 40 triệu đồng). Sau mỗi năm, tùy vào số lượng trứng, phí gia hạn phải đóng để tiếp tục lưu trữ là dưới năm triệu đồng/năm. 

Top
Top