• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap

26/07/2016 07:45 GMT+7

Có rất nhiều cách tích cực và cụ thể mà phụ nữ có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong.

Bài: Trần Lệ Thủy (tư vấn chuyên môn BS Lê Lan Phương)

 

cach-phong-chong-ung-thu-co-tu-cung-ban-nen-biet-1

Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên được phết tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần

 

Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung xâm lấn, chúng ta phải có một chương trình tầm soát ung thư có hiệu quả. Một trong các biện pháp đó chính là chẩn đoán dựa vào Pap' smear. Phương pháp phết tế bào cổ tử cung (hay phết tế bào âm đạo: Pap' smear, tức là xét nghiệm Pap) là một xét nghiệm tế bào học để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung.

 

1. Vì sao phụ nữ lại nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap)?

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung là một xét nghiệm đơn giản, được tiến hành bằng cách lấy tế bào cổ tử cung, nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này được sử dụng để tìm những phụ nữ có nguy cơ ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm thường xuyên có thể giúp phát hiện bệnh sớm trong 90% trường hợp. Bên cạnh khả năng phát hiện những thay đổi ác tính, xét nghiệm này còn là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu trong chẩn đoán một số nguyên nhân gây viêm đường sinh dục, ví dụ như do nấm, trùng roi, vi khuẩn lậu, bệnh sùi mào gà,…

Pap có thể cho biết tình trạng hiện tại cổ tử cung: bình thường, viêm nhiễm, tái tạo, những tổn thương không ung thư và tổn thương ung thư. Pap phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn sớm, giúp cho người bệnh có cơ hội điều trị lành bệnh hoàn toàn trước khi ung thư xâm lấn hoặc di căn sang các vùng khác.

 

1

 

2. Bao lâu nên làm một lần?

Xét nghiệm này đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không gây đau đớn. Tất cả chị em phụ nữ, từ 18 tuổi (hoặc sau hai năm kể từ lần giao hợp đầu tiên) cho đến 70 tuổi, đều nên thường xuyên đi làm xét nghiệm này. Nếu kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đầu tiên của bạn bình thường, cần nhắc lại hai năm một lần. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ cho bạn làm lại xét nghiệm sau 3 - 6 tháng.

 

3. Xét nghiệp Pap này có gây đau không?

Không! Tuy nhiên trong quá trình tiến hành có thể gây xước nhẹ cổ tử cung và gây ra chút máu hồng.

 

4. Những ai nên sử dụng xét nghiệm này?

Đây là một xét nghiệm thường quy cần làm cho tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Không giới hạn về tuổi, ngay cả những bệnh nhân mãn kinh cũng cần được tầm soát ung thư bằng Pap, những chị em khi khám phụ khoa mà bác sỹ phát hiện thấy những tổn thương ở cổ tử cung hoặc khi có yếu tố nghi ngờ ung thư cổ tử cung như xuất huyết âm đạo bất thường.

Tất cả các phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên kiểm tra định kì. Có một số đề nghị được chấp nhận rộng rãi, mỗi phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên được phết tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần. Sau ba lần liên tiếp với kết quả bình thường thì khoảng thời gian làm lại có thể thưa ra tùy theo đánh giá của bác sĩ. Thời gian này có thể là mỗi ba năm, cho đến lúc 60 tuổi.

 

5. Tầm soát ung thư cổ tử cung nên làm như thế nào với một đời người?

Thực hiện phết mỏng cổ tử cung lần thứ nhất sau lần giao hợp đầu tiên. Sau đó, mỗi năm làm một lần đến năm 35 tuổi. Nếu các kết quả đều tốt thì sau đó mỗi năm năm làm phết mỏng cổ tử cung một lần cho đến năm 60 tuổi. Nếu kết quả Pap' smear vẫn bình thường cho đến năm 60 tuổi thì có thể loại phụ nữ này ra khỏi chương trình tầm soát. Nếu xét nghiệm Pap nghi ngờ thì nên làm Pap lại.

 

Top
Top