• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang 24/7

Sau dáng áo có một vóc kiều

20/02/2021 10:06 GMT+7

Chiếc áo dài được trang trí bằng chính những nếp lụa xếp lên nhau. Lớp trước nối nếp sau, ở những chỗ thu hút ánh nhìn nhất, như: tay áo, vạt áo. Ôm sát vào người, nét lụa phẳng phiu cùng những đường cong mềm mại là lời giới thiệu ngọt ngào về một vóc kiều rất đỗi xinh đẹp – người đẹp Huyền Châu...

Huyền Châu, nhưng không phải là Huyền Châu…, là bởi, cô dường như là hiện thân của nhiều người phụ nữ Việt khác, từ bao đời nay – hễ cứ nép trong nếp áo dài giản dị là e ấp, nữ tính, ngọt ngào, cuốn hút và quyến rũ…
Được bạn bè quốc tế đánh giá cao là bởi chiếc áo dài Việt Nam dành sự tối giản tối đa để tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Một vẻ đẹp "nhân tạo" - từ đôi bàn tay của nhà thiết kế lại nhằm để tôn vinh một vẻ đẹp tạo hóa - là cơ thể và nét quyến rũ của người phụ nữ là một vẻ đẹp nhân văn, đích thực !
 Từ hơn 300 năm trước, chiếc áo dài đã ra đời, khác với nhiều trang phục dân tộc của các nước khác trên thế giới, vốn rất cầu kỳ hoặc nhiều lớp trang phục, phụ kiện đi kèm, áo dài Việt Nam chỉ một lớp vải mỏng, thêm một đôi bông tai, một chiếc mấn ( một phụ kiện trang điểm trên tóc của phụ nữ Việt cổ - PV), chiếc kiềng là đã đủ khoe trọn nét thanh tân của người phụ nữ. Vốn được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao, mọi chi tiết trên chiếc áo dài Việt được tối giản đi nhiều chỉ để tập trung vào kỹ thuật cắt xéo nơi ngực, chiết ly nơi eo, hồ vải nơi cổ tạo nếp thẳng đứng để khoe bầu ngực tròn, chiếc eo con kiến và cả chiếc cổ kiêu kỳ của phái nữ. Cái đẹp nhất là cái tôn được cái đẹp khác. Cái đẹp bền là cái đẹp của tạo hóa và tự nhiên. Chiếc áo dài, chỉ với hai tà thướt tha đã làm được nguyên vẹn triết lý đẹp như thế.
Nếu là người sành về mỹ thuật sẽ hiểu, để sử dụng màu bạc không dễ. Màu bạc rất khó đặt với các màu khác. Thế nhưng Trần Thiện Khánh làm điều đó rất tài tình, anh đã tạo ra được sự lấp lánh đủ độ kiêu sa, sự phẳng phiu đủ độ thanh lịch rất hợp với vóc dáng khá kiều diễm, tự nhiên của Huyền Châu nhờ sử dụng màu bạc đi với màu trắng, trang trí những nét lượn màu vàng đồng, trên chất lụa Twist Silk ( một loại vải có kết cấu 50% là silk và 50% là visco, cho ánh sắc lấp lánh, mang đủ độ "cứng" tạo đủ sự phẳng mà vẫn giữ được độ mỏng mềm từ chất liệu lụa truyền thống)
 Bằng những sắc và tone màu đơn giản, nhà thiết kế thể hiện khả năng “chơi” màu khá tài tình của mình. Trần Thiện Khánh đã đặt màu bạc cạnh các gam màu khác kết hợp với kỹ thuật sử dụng chất liệu để tôn mà không chênh, để hợp mà không khớp. 
Không "tham" mà vừa đủ, chiếc áo dài có các họa tiết gợi nhớ về những ước vọng truyền thống đầy đam mê mà vẫn có các yếu tố hoa lá lí nhí, xinh xắn đầy nữ tính. 
 Sự khéo léo của nhà thiết kế không chỉ thể hiện ở kỹ thuật phối màu mà còn thể hiện trong cách sử dụng họa tiết. Anh điểm xuyết, chấm phá các họa tiết thêu trên tay áo, thân áo – vừa đủ, hết sức vừa đủ để tránh bị rối rắm và tạo ra được điểm nhấn ấn tượng cho cả một khối màu sáng từ áo tới quần. 
Hơn cả việc giới thiệu một trang phục, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến sự kỹ lưỡng của cả ekip tạo nên bộ hình. Để mặc cần một trang phục đẹp nhưng để thưởng ngoạn thời trang thì cần cả một bộ hình đẹp. Những bộ ảnh của Trần Thiện Khánh và ekip luôn gây sức hút đặc biệt với người xem.

 Sự tinh tế của thời trang còn nằm ở cách sử dụng phụ kiện. Không phải là chất liệu kim loại như vàng, bạc mà cũng không phải chất liệu thô mộc như gỗ, sừng mà là đá, ngọc – một thứ chất liệu của phụ kiện vô cùng hợp với tone màu bạc và trắng đồng thời mang tính truyền thống, cổ điển rất cao.
Miếng ngọc mã não màu vàng đậm đã rất "ăn ý" với không chỉ nền trắng ngà của chiếc áo dài mà còn sánh đôi vừa đẹp với các đường lé ( đường viền khác màu trang trí ở các mép trang phục - PV) nơi cổ áo, tay áo và chiếc quần màu bạc lóng lánh.
 Khoác chiếc áo đẹp lên mình, vẻ kiêu sa sẽ lấp lánh trên khuôn mặt. Thế nên người mẫu – chính là người đẹp Huyền Châu, dù tươi rói trong nụ cười tăm tắp hay duyên dáng trong nụ cười mỉm nhẹ  đều tỏa lên được nếp ngay ngắn, thanh lịch mà quá đỗi ngọt khi khoác lên mình chiếc áo lụa cùng những món phụ kiện giản dị, nhỏ xinh mà rất có chiều sâu thời trang. 
Khoác lên chiếc áo xưa, dung nhan mặn mà nét đài các, trang nghiêm tức thì…
 Vẻ đẹp của thời trang, làm nên sức hút, làm nên sự cao quý không phải riêng từ những thứ, những chất đắt tiền mà là sự tinh tế, chiều sâu kiến thức mỹ thuật của nhà thiết kế, của stylist, nhiếp ảnh gia và quan trọng trọng nữa là diễn xuất thần thái, tự nhiên của người mẫu.
Một bộ ảnh thời trang đẹp không chỉ mang đến các gợi ý về sử dụng thời trang, giới thiệu các sản phẩm thời trang, cung cấp các kiến thức thời trang mà còn mang đến các xúc cảm về nghệ thuật, mở mang tư duy, tầm nhìn, nâng cao sự thẩm nghiệm về mỹ thuật, nghệ thuật.
 Chào tháng 2 rộn rã, bước vào tháng 3 mộng mơ, tháng của những người phụ nữ đẹp bằng một bộ áo dài tinh tế của Trần Thiện Khánh hẳn bất cứ độc giả nào cũng có những xúc cảm thật mặn mà, đáng nhớ…
MC, Biên tập viên, Nhà thiết kế Huyền Châu duyên dáng trong tà áo của Trần Thiện Khánh - một nhà thiết kế áo dài của cố đô Huế rất nổi tiếng
Trang điểm và Trang phục: Trần Thiện Khánh
Người mẫu: NTK, MC, BTV Huyền Châu
Nhiếp ảnh: Dương Quốc Mẫn
 
 
Top
Top