• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Tái bản tập truyện ngắn “Thằng nớ con nhà ai?”

04/07/2017 04:03 GMT+7

Từng ra mắt bạn đọc vào tháng 5/2016, lần này, lần này tập truyện ngắn "Thằng nớ con nhà ai?" của tác giả Trương Điện Thắng trở lại trong một diện mạo mới. Thêm lần nữa, tác phẩm mở ra một lối về cho những đứa con xa xứ được đẫm mình vào hồn quê.

 

"Thằng nớ con nhà ai?" tập hợp 19 truyện ngắnđưa bạn đọc về không gian quê nhà đặc thù mà chính tác giả được sinh ra và trưởng thành, cùng với những tập quán, sinh hoạt của con người nơi đó. Những câu chuyện trong tập truyện có khi lấy chất liệu từ lịch sử để kể lại, khiến chúng trở nên lạ lẫm nhưng không kém phần thú vị với độc giả ngày nay.

 

Thang no con nha ai 1

 

 

Hồn quê qua ngòi bút của Trương Điện Thắng không mang màu sắc yên bình êm ả như người ta thường nghĩ đến, mà được bóc tách ra từng lớp xáo động dữ dội từ quá khứ đến hiện tại.

Đọc "Thằng nớ con nhà ai?" để thấy thân phận của bao lớp người cha ông đã dựng nên làng, cũng như thấy những niềm tin, tình yêu và thăng trầm của họ. Hồn quê trong tập truyện là thứ căn tính tưởng như huyền sử, mênh mông, bàng bạc, cổ tích, nhưng cũng chính nó đã khuôn khổ con người ta vào lề lối làm người.

Điều linh thiêng tưởng như đã chết, đã mất trong thời hiện đại, nhưng trong lòng mỗi người con quay về cố hương hồn quê vẫn hiển hiện sừng sững sau cổng làng. Trước hồn quê, người ta thấy choáng ngợp, nhưng cũng yên lòng vì tìm thấy được nơi mình thuộc về, như cha ông mình đã cảm thấy bao đời nay.

Trương Điện Thắng chia sẻ: “Một nhà văn Nga, Solzenitsin từng nhắc lại một câu tục ngữ của quê hương ông trong diễn từ Nobel 1972, đại ý rằng: Hãy tin vào mắt bạn, dù đôi mắt đó bị lé! Tập truyện của tôi đa phần hình thành từ những trải nghiệm của bản thân mình ở một làng quê, vì vậy tôi hy vọng nó sẽ được đón nhận và đối xử như một đóng góp mang tính riêng rẽ vào dòng chảy văn chương hôm nay!”. 

 

Thang no con nha ai 2

Top
Top