• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Tại sao Gen Z dẫn đầu việc mua cũ, bán lại đồ thời trang cũ?

30/06/2024 16:00 GMT+7

Thị trường thời trang cũ toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh gấp ba lần so với thị trường quần áo toàn cầu, với thế hệ Z (Gen Z) dẫn đầu trong làn sóng mua cũ, bán lại này.

Cùng với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sau đại dịch, Gen Z sẽ tiếp tục thúc đẩy phong trào tiết kiệm tiêu dùng thời trang (mua đồ cũ, bán lại đồ của mình) để tìm kiếm các lựa chọn thay thế hợp lý hơn. Và đằng sau những làn sóng mua đồ cũ, bán lại đồ thời trang cá nhân là những động lực, thói quen thúc đẩy sở thích mua lại đầy thú vị.

Hoài niệm

Gen Z bị thúc đẩy bởi cảm giác hoài niệm. Không phải về tuổi tác, mà là về tư duy. Người tiêu dùng trẻ tuổi hoài niệm về một thời mà họ chưa từng trải qua, như một phương tiện để thoát khỏi thực tế khắc nghiệt của ngày nay.

Thế hệ này đang tìm kiếm những bộ quần áo mà họ không thể tìm thấy trong các bộ sưu tập hiện tại: Dữ liệu của WGSN Barometer (dữ liệu được thu thập từ những người trả lời là phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 74 tại Vương quốc Anh và Hoa Kỳ từ năm 2022, 2023 trên 5 nhà bán lẻ bán lại chính) cho thấy 40% thế hệ Z mua quần áo đã qua sử dụng vì họ không thể tìm thấy kiểu dáng đó nữa ở các nhà bán lẻ truyền thống.

Tại sao Gen Z dẫn đầu việc mua cũ, bán lại đồ thời trang cũ?- Ảnh 1.

Trong khi đó, trên TikTok, các nhà sưu tập và chuyên gia phục chế như @WildernessStyler, @VintageCoachRestore và @VintageCoachie, đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem Gen Z khi giới thiệu những túi Coach cũ. Thì, trên phố các tín đồ bắt gặp Olivia Rodrigo (nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên người Mỹ, sinh năm 2003) mang theo chiếc túi Coach cổ điển đầy vui vẻ, tự hào...

MARIE CLAIRE

Tìm kiếm niềm vui

Người tiêu dùng đã phải chịu mức độ lo lắng cao kỷ lục: một cuộc khảo sát của WGSN (công ty dự báo xu hướng) cho thấy lo lắng là cảm xúc tiêu dùng được báo cáo cao nhất vào năm 2023, được hơn 70% người được hỏi trải qua. Thế hệ Z và thế hệ Millennials trẻ tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất khi họ trưởng thành trong thời đại phân mảnh, biến động và bất ổn.

Lo lắng về vô số yếu tố, từ bất ổn kinh tế đến thảm họa môi trường, những người tiêu dùng trẻ tuổi đang đánh giá lại các ưu tiên của mình và tìm kiếm các sản phẩm và trải nghiệm giúp họ thoải mái, mang lại những khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống. 

Tại sao Gen Z dẫn đầu việc mua cũ, bán lại đồ thời trang cũ?- Ảnh 2.

Việc mua đồ cũ, bán lại đồ cá nhân do bản chất thú vị và chân thực của nó, đã trở thành một trong những thói quen tiêu dùng ưa thích của thế hệ Z, dẫn đầu còn là các ngôi sao hạng A, thuộc thế hệ, điều đó càng khiến cho xu hướng này được dự báo là rất mạnh mẽ trong tương lai

YAHOO

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Mặc dù mua sắm các mặt hàng đã qua sử dụng là một trải nghiệm bổ ích, thế hệ Z cũng đang phải đối mặt với những rào cản tài chính do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Với 28% thế hệ Z ở Hoa Kỳ từ 18 - 25 tuổi không thể tiết kiệm tiền và 32% chi 50% thu nhập hằng tháng của họ cho tiền thuê nhà, thương mại điện tử đang nổi lên như một lựa chọn hợp lý hơn cho nhóm này và cũng bền vững hơn, phù hợp với các giá trị cốt lõi của nhóm.

Tại sao Gen Z dẫn đầu việc mua cũ, bán lại đồ thời trang cũ?- Ảnh 3.

Người tiêu dùng thế hệ Z đang đẩy nhanh sự phát triển của các nền tảng bán lại như Depop, Vinted, GOAT và Grailed, cho phép họ tiếp cận các tùy chọn thời trang độc đáo nhưng cũng có thể cung cấp cho họ một nguồn thu nhập thay thế bằng cách bán lại chính đồ của mình đã qua sử dụng

WGSN

Nhiều thế hệ Z đã áp dụng tư duy "mua để bán", lớn lên trên một số nền tảng này, trao đổi hàng hóa và kiếm thu nhập. Từ nguồn thông tin của ThredUp và theo dữ liệu của WGSN Barometer, thế hệ Z đang bán quần áo cũ của riêng họ để dọn dẹp (50%), vì tính bền vững (33%) và để kiếm thêm tiền (56%). Và cách tiêu dùng này của họ không chỉ tạo ra những làn sóng mua bán phong phú mà còn xây dựng một lối tư duy thời trang tích cực, hiệu quả với cả thị trường và môi trường.

Top
Top