• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thẩm mỹ an toàn

Tái tạo năng lượng, 'hồi sinh' cơ, xương khớp với các bài tập yoga vặn xoắn

25/01/2023 22:00 GMT+7

Những buổi chạy “deadline”, hội họp, gặp gỡ liên miên khiến cơ thể quá tải. Chỉ một vài động tác vặn người, vươn vai đôi khi cũng đủ giúp bạn xua đi mệt mỏi. Thế nhưng đó chỉ là chốc lát. Để được thật sự sảng khoái, các huấn luyện viên khuyên nên thực hành những bài tập yoga vặn xoắn. Công dụng của chúng với cơ thể sẽ làm bạn hối tiếc sao không tập sớm hơn.

Ích lợi của các động tác yoga vặn xoắn

“Hồi sinh” vận động cột sốngsức khỏe lưng

Vặn xoay cột sống và kéo căng cơ lưng giúp khôi phục, duy trì phạm vi chuyển động tự nhiên của cột sống. Nếu chúng ta không sử dụng phạm vi chuyển động tự nhiên này nguy cơ bị cứng khớp và dính lại với nhau sẽ gia tăng. Các mô mềm hỗ trợ xung quanh cũng có thể trở nên ngắn và rối loạn chức năng. Theo các huấn luyện viên yoga (HLV) - bằng cách vặn một hoặc hai lần mỗi ngày, kéo dài hết cỡ các nhóm cơ chúng ta có thể ngăn chặn được nguy cơ kể trên.

HLV yoga Nguyễn Thanh Thùy chia sẻ một số tư thế vặn xoắn phổ biến, không khó thực hành giúp lấy lại năng lượng sau những ngày mệt mỏi hoặc chuỗi thời gian hoạt động quá tải.

Tư thế vặn xoắn trong yoga có rất nhiều loại: Vặn xoắn khi ngồi, vặn xoắn khi đứng, vặn xoắn khi nằm, vặn xoắn khi đảo ngược…

Tái tạo năng lượng - tiếp thêm sinh lực

Khi vặn người cột sống được làm việc tự nhiên nhất. Hành động vặn xoắn giúp "kéo dài" và tạo ra khoảng trống giữa các đốt sống. Thực tế là khi thiếu không gian, cột sống có xu hướng bị chùng xuống hoặc bị kẹt khiến cho sức hoạt động và mức năng lượng giảm xuống. Thông qua việc vặn mình, chúng ta kéo dài cột sống và tạo khoảng trống giữa các xương gián tiếp làm tăng năng lượng, giúp lưu thông tốt hơn.

Để nhận được nhiều lợi ích nhất từ các tư thế yoga vặn xoắn và giảm nguy cơ gặp phải chấn thương, bạn cần sự hỗ trợ của HLV yoga và thực hiện thật đúng các nguyên tắc bài tập.

  • Khi vặn xoắn, phần lưng là phần di chuyển nên nó cần được thả lỏng hoàn toàn trong quá trình tập. Nếu bạn kéo căng quá mức, việc vặn xoắn sẽ rất khó thực hiện.
  • Mang đến sự toàn diện và trung hòa

    Động tác vặn người là tư thế trung hòa nên rất tốt, nhất là với các động tác gập người về phía sau hoặc gập người về phía trước. Những động tác vặn người tác động đến các bộ phận ở trung tâm cơ thể, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động vùng bụng, cơ xiên, các cơ hỗ trợ chuyển động của cột sống, vai, xương chậu, cổ…

    Cách tốt nhất để tập vặn xoắn là hãy kéo căng lưng tới mức trung bình, hít thở nhẹ nhàng để giảm căng thẳng vùng lưng rồi mới vặn.

  • Mở ngực là điều rất quan trọng trong hầu hết các tư thế vặn xoắn. Bạn hãy lưu tâm hơn đến phần ngực của mình trước khi quan tâm đến mình có vặn được nhiều hay không.
  • Giúp ích tiêu hóa

    Xoắn thường được biết đến để hỗ trợ tiêu hóa. Điều quan trọng là phải nhận ra điều đó thực sự có nghĩa với cơ thể của bạn. Những động tác vặn xoắn rất tốt để tạo ra chuyển động trong và xung quanh các cơ quan của cơ thể (di động và vận động). Vì vậy, về mặt tiêu hóa nó giúp thức ăn của chúng ta được di chuyển đúng theo quy luật tự nhiên, nhanh chóng và mang đến các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

    Một trong những phần ít được chú ý của cột sống đó là phần xương cụt. Phần này gắn với khung chậu bởi khớp cùng chậu, khớp này kết cấu rất khác so với khớp nối các đốt sống chính.

    Trong quá trình vặn xoắn cần lưu ý giữ nguyên khớp xương cụt, chỉ di chuyển nó khi xương hông di chuyển. Tức cố định xương cụt và xương chậu để không gây hại cho khớp cùng chậu.

    Hỗ trợ tiêu độc

    Những động tác vặn người giúp kích thích các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả cơ quan đào thải. Từ đó có thể giúp kích thích quá trình trao đổi chất và tốc độ bài tiết cho cơ thể.

    Thực hành đều đặn với các bài tập và động tác yoga vặn xoắn, cơ thể của bạn sẽ được “làm mới”, xua tan đi sự mệt mỏi, duy trì cảm xúc tích cực trong suốt thời gian dài.

    Các tư thế yoga vặn xoắn rất hữu hiệu trong việc cải thiện vận động, xua tan sự đau nhức mệt mỏi của cơ, xương song thường không phù hợp phụ nữ đang có thai.

    Đó là chưa kể khi vận động các búi cơ, xương khớp sẽ được mềm dẻo tránh được nhiều chứng bệnh do tuổi tác cũng như do thời tiết. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên: Bạn có thể lơ là rất nhiều thứ trong cuộc sống nhưng có hai thứ không thể lơ là đó là sức khỏe và nhan sắc.

    Động tác vặn xoắn giúp nâng năng lượng tức thì, giải nén các đốt sống một cách an toàn, lành mạnh rất phù hợp thực hành cho chuỗi ngày có nhiều hoạt động đặc biệt như lễ, Tết, du lịch...

    Những người có các vấn đề mãn tính về tiêu hóa, khớp cùng chậu, cột sống, đau dạ dày, thoát vị đĩa đệm cần phải có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, sự hỗ trợ của HLV khi tập luyện.

    Trong đó, đại diện của sức khỏe chính là sự dẻo dai cơ, xương khớp cùng tinh thần tươi mới và đại diện của nhan sắc chính là làn da sạch, sáng, mịn màng cùng vóc dáng, cân nặng luôn cân đối, ổn định.

    Nguồn: HLV - Trọng tài yoga quốc gia Nguyễn Thanh Thùy - Học viện Yoga Sống Khoẻ

    Top
    Top