• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Tóc Việt tự làm mới

24/07/2020 12:00 GMT+7

Ngành tóc Việt đang có bước chuyển mình rất rõ nét trong những năm gần đây. Các chủ tiệm tóc không còn miệt mài “bào sức” từ sáng đến khuya. Họ đã “thoát” ra khỏi salon để định hướng phát triển đồng thời xây dựng hệ thống quản trị & điều hành. Thêm vào đó, đã có nhiều NTM thay đổi tư duy làm nghề, nhìn nhận về ngành tóc như một sự giao hòa của nghệ thuật và kinh doanh.

Một chương trình đào tạo do công ty mỹ phẩm Vũ Lộc tổ chức chia sẻ 4 nội dung bao gồm: kỹ thuật cắt, uốn, nhuộm và kỹ năng quản trị - marketing hair salon.

Chuyên môn hóa để dành sức sáng tạo

Chia sẻ tại một talk show về quản lý salon thời 4.0, nhà tạo mẫu (NTM) tóc Tân Thế Giới (TP.HCM) cho biết hầu hết salon tóc đi theo mô hình phát triển: người chủ salon cũng là thợ chính giỏi nhất và làm việc nhiều nhất. Ngày nào cũng đứng làm tóc từ sáng đến đêm, làm nhiều đến nỗi chẳng khi nào ăn đúng bữa, chẳng nghỉ ngơi vì càng cuối tuần, ngày lễ khách làm đẹp càng đông. Vì thế người làm tóc hầu hết đều có bệnh về dạ dày, cột sống…”

Nhận ra thực trạng này, Tân Thế Giới đã quyết định chuyển đổi mô hình theo hướng chuyên môn hóa để buông bớt việc.  “Khi không phải nghĩ nhiều về kinh doanh, quản trị salon tôi cảm thấy nhẹ đầu và có thời gian để tập trung nghiên cứu kỹ thuật, xu hướng mới để phát triển salon hiện đại, tốt hơn, mang đến dịch vụ tốt hơn”.

Tại Đà Lạt, Trà Đình Nguyên là một cái tên khá nổi bật trong ngành tóc với hệ thống 3 salon và học viện tóc Jino. Để có thể thỏa sức đi giao lưu, tu nghiệp, giảng dạy, trình diễn mà vẫn vận hành trơn tru doanh nghiệp của mình, NTM Trà Đình Nguyên đã phải dám mạnh dạn thay đổi trong 5 năm liên tục. Mọi chuyện bắt đầu khi anh tự trải nghiệm “nỗi đau” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nguyên nhớ lại: “Tôi đã từng rơi xuống đáy của cảm xúc: dù làm ra tiền nhưng tôi không thấy hạnh phúc mà luôn bực bội khó chịu với tất cả người xung quanh. Ngày nào tôi cũng phục vụ vài chục khách và đứng làm từ sáng đến tối. Khi đổ bệnh và nghe bác sĩ hỏi vì sao mới 25 tuổi đã dính bệnh của mấy người già hay mắc thì tôi phải tự vấn bản thân. Tôi đau hơn khi chứng kiến nhân sự lần lượt ra đi”.

NTM Trà Đình Nguyên

Khoảng khắc đó đã khiến Nguyên thức tỉnh. Anh lục lại những bài học cũ, tìm kiếm khóa học mới và bắt đầu áp dụng quy trình đặt lịch hẹn, tập trung đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn… Khi không còn bị “chôn chân” trong salon, Nguyên lên lịch rèn luyện thể chất, thực hành một sống lối sống mới lành mạnh hơn. Thay vì ngủ trễ dậy trễ, anh dậy sớm để chạy bộ hoặc đạp xe mỗi sáng. Dịp đầu năm 2020, anh đã tham gia giải chạy Cầu Đất Farm Ultra Trail và mới đây là giải chạy Đà Lạt Ultra Trail. Rất nhiều NTM đã nhìn về Trà Đình Nguyên như một đại diện mới cho thế hệ NTM Việt- thành công, khỏe mạnh và giàu sức sáng tạo.

Thay đổi để phát triển

Các câu chuyện trong ngành tóc có lẽ đã quá quen thuộc với công chúng. Không học tiếp lên đại học cao đẳng thì đi học nghề tóc hoặc do được người thân, người quen rủ đi học rồi yêu thích và chọn gắn bó. Có lẽ chính những mảnh ghép đó đã tạo nên một “bức tranh” chung của nhân sự ngành tóc – rất cá tính, tự do, khác biệt và cũng rất nghệ sĩ.

NTM Lê Hiếu

NTM Lê Hiếu (học viện Việt Nam Basic Hair) nhận xét: “Cần nhìn vào thực tế ngành tóc hiện tại đang là sân chơi mở, người giỏi không đơn thuần chỉ giỏi kỹ thuật mà cần nhiều hơn thế. Chỉ vài tháng đào tạo một bạn trẻ đã có thể lĩnh hội hết vốn liếng kinh nghiệm mà người thầy đã tích lũy nhiều năm. Người trẻ bây giờ học nhanh làm giỏi. Vậy những người chủ salon phải tập trung vào quy trình, chiến lược phát triển salon, xây dựng thương hiệu và để giữ nhân sự giỏi. Tuy nhiên, người làm nghề tóc đa phần là dân sáng tạo, mạnh về não phải nên những phần việc tính toán khá nhức đầu với họ. Áp dụng các phần mềm quản lý giúp ích rất nhiều trong việc quản lý salon”.

Câu chuyện của thương hiệu 30 Shine có lẽ là một điển hình khác biệt khi chọn ngành tóc nam và định hướng phát triển khác biệt. Người sáng lập thương hiệu – Nguyễn Huy Hoàng - tốt nghiệp đại học Xây Dựng, khi nảy ra ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh trong ngành chưa hề biết gì về ngành tóc. Huy Hoàng và các cộng sự đã có sự đầu tư bài bản khi mỗi thành viên tự đi học nghề tóc, đi trải nghiệm và tìm hiểu các mô hình salon tiên tiến… Thành công ngoạn mục của 30 Shine đã mang đến cảm hứng và ý tưởng cho rất nhiều bạn trẻ trong ngành tóc Việt.

 

NTM tại TP.HCM và khu vực phía Nam tham dự chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 dành cho ngành làm đẹp.

Nguyễn Đăng Huy – CEO của hệ thống Huy Nguyễn Group đang có trong tay 4 thương hiệu hair salon là Huy Nguyễn, JI, IQ và Tequila. Trong đó mỗi thương hiệu hướng đến phục vụ một đối tượng khách hàng cụ thể. Đăng Huy cho biết anh may mắn khi nắm được xu hướng phát triển của thị trường, chủ động tìm tòi và có cơ hội đi đến các nước phát triển hơn để học hỏi, rồi trở về chắt lọc kiến thức bổ ích và phù hợp để phát triển hệ thống Huy Nguyễn group. Với 12 năm làm việc trong ngành tóc, Huy chỉ ra sự thay đổi rõ rệt của ngành: 10 năm trước đây hầu hết các NTM tìm cách phát triển cho dịch vụ chuyên nghiệp hơn. Khoảng  2-3 năm gần đây, chủ salon bắt đầu chú ý đến việc nâng cao kiến thức để quản trị  và phát triển salon theo chuỗi. “Đó là sự tiến bộ rất rõ rệt khi suy nghĩ, tư duy làm nghề đã thay đổi”, Đăng Huy nhận xét.

Nguyễn Đăng Huy – CEO của hệ thống Huy Nguyễn Group

Đầu tháng 6/2020, ngành hàng chăm sóc tóc chuyên nghiệp PPD thuộc tập đoàn L’Oréal đã giới thiệu ra mắt trường Đào tạo Kinh doanh L’Oréal cùng đối tác học thuật là khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing, trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Nhìn rộng ra trong bối cảnh các Academy do NTM tự xây dựng giáo trình và giảng dạy, các seminar, talk show, workshop do các hãng mỹ phẩm tổ chức đào tạo về kỹ năng mềm, quản trị, marketing… thì sự kiện của Loreal đã gây được tiếng vang lớn trong ngành tóc. Đây có lẽ là ngôi trường đào tạo kinh doanh salon đầu tiên chọn hợp tác cùng một trường đại học chính quy để đưa ra các khóa đào tạo nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng kinh doanh phù hợp với ngành làm đẹp.

Chỉ khi salon được vận hành theo mô hình doanh nghiệp, các hair stylist vừa sáng tạo nghệ thuật, vừa điều hành doanh nghiệp trong vai trò CEO thì ngành công nghiệp tóc của Việt Nam mới có thể cất cánh, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngành./.

Ảnh: Huỳnh Minh

Top
Top