• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Về Kẻ Noi - làng thợ may trăm tuổi

16/12/2020 10:26 GMT+7

Hàng năm, vào ngày 13 tháng chạp, gần 500 trăm hội viên Hội nghề may truyền thống Cổ Nhuế cùng tề tựu về nhà thờ Tổ nghề may ( phố Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) để làm cỗ cúng Tổ nhân ngày Giỗ và cùng bàn về việc nghề, việc hội làng cho năm tiếp theo ( hội làng chính thức diễn ra vào ngày 10 tháng 2 hàng năm)...


Giữ nghề truyền thống là kế sinh nhai, giữ làng xóm, họ mạc bao đời nay 
Trò chuyện với phóng viên, anh Văn Tiến Công ( Phó chủ tịch Hội nghề may Cổ Nhuế, Hà Nội) cho biết: Hình thành và phát triển ở đất Kẻ Noi ( tức Cổ Nhuế - pv) cũng đã ngót trăm năm, cùng với các “Kẻ” khác của đất kinh kỳ như Kẻ Vẽ, Kẻ Bưởi…, chúng tôi có nghề truyền thống của mình là nghề may. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, với sự linh hoạt, năng động yêu nghề, quyết tâm bám nghề, giữ nghề, dân làng Kẻ Noi luôn có cuộc sống khấm khá, sung túc. Nhiều hộ gia đình trong làng nối nhau tới ba bốn đời làm nghề, nhiều tên tuổi người thợ, xưởng thợ hình thành, có uy tín. Và, rất tự hào là trong cái ngôi làng… quê cổ này nhiều gia đình sở hữu máy móc, thiết bị ngành dệt may trị giá lên đến tiền tỷ, thu hút các công ty, doanh nghiệp may mặc, thời trang khác trong thành phố và các vùng lân cận tới đây đặt dịch vụ, hợp tác… 
Xưa kia, Cổ Nhuế có nghề may quần áo cho người dân Hà thành, binh lính nay là may cho các chợ đầu mối như Đồng Xuân, Ninh Hiệp...
Nghề cổ...

Là mảnh đất thuộc đất kinh kỳ Thăng Long, thế nên thủ đô Hà Nội bao nhiêu tuổi thì làng Cổ Nhuế bấy nhiêu tuổi. Thật không ngoa khi nói câu: làng nghề thợ may trăm tuổi trong ngôi làng nghìn tuổi và trong thành phố nghìn tuổi là vì thế. Khởi thủy, như bao vùng quê khác, nghề chính của làng là làm nông nghiệp. Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nghề may được mang về, hình thành từ đấy. Ban đầu chỉ có một vài nhà nhưng chỉ hơn chục năm sau thì có đến vài trăm hộ cùng làm. Họ hàng, láng giềng thân tình cùng bảo nhau học nghề, truyền nghề và hành nghề. Cái tên… phụ “làng thợ may” cũng hình thành theo đó. Ban đầu, người làng học nghề may và chỉ biết đi làm thuê cho các cửa tiệm, cửa hiệu trong phố chứ chưa hình thành việc sản xuất, buôn bán thời trang. Khi đó, rất đông thợ may của làng vào nội thành may thuê cho các nhà thầu hoặc may quần áo cho binh lính. Nhờ đức tính chăm chỉ, chịu khó quan sát, học hỏi và đặc biệt là trách nhiệm với hàng hóa, sản phẩm, quyết tâm thoát nghề nông, tạo dựng nghề truyền thống cho làng mà hầu hết dân làng không học nghề thì thôi chứ học nghề là đều thành thạo, giỏi giang. Thợ may làng Cổ Nhuế có tay nghề tốt, kỹ thuật cao, chuyên làm hàng khó, sản phẩm nuột sạch nổi tiếng khắp thiên hạ. Ở nội thành, một số chủ hiệu may ở phố Hàng Trống phải lấy tên các thợ may giỏi ở Cổ Nhuế làm tên cửa hiệu để hút khách. 

Tay nghề thợ may Cổ Nhuế có tiếng từ xưa, nhiều tiệm may ở nội thành phải lấy tên của một số thợ Cổ Nhuế để thu hút khách
Sau khi khẳng định tên tuổi qua tay nghề vững vàng, có số vốn khấm khá, những người giỏi giang, có vốn bắt đầu mở hiệu may riêng tại làng. Nghề may, thực sự đã đem lại cho dân làng nguồn thu ổn định và quan trọng hơn là giúp người dân làng nâng cao vị thế, mở mang nhận thức, biết đề cao trách nhiệm xã hội. Năm 1930 Cách mạng tháng Tám nổ ra thì tới năm 1938, làng đã thành lập được Hội ái hữu thợ may Cổ Nhuế. Đại tướng Văn Tiến Dũng được ghi danh trong sử sách Việt cũng là con dân của làng và hơn hết, Đại tướng từng là Thư ký Hội ái hữu thợ dệt Hà Nội. Cùng với khí thế đấu tranh giành độc lập của dân tộc, năm 1939, hơn nửa nghìn thợ may của Làng đã tham gia phong trào đấu tranh với Sở Quân nhu của Pháp, trở thành điểm An toàn khu của Trung ương…
Mang lại nguồn thu ổn định, cuộc sống thịnh vượng, nhiều trăm hộ  dân ở Cổ Nhuế có đến ba đời theo nghề may truyền thống
Tự hào về truyền thống cách mạng, yêu nước đồng lòng vì các phong trào chung, anh Văn Tiến Công, cũng là một người cháu của Đại tướng Văn Tiến Dũng chia sẻ: Chúng tôi biết cầm cái bút là biết cầm cuộn chỉ, cuốn miếng vải, gập cái áo. Biết đến trường là biết sử dụng máy khâu, đến tuổi lập gia đình cũng là lúc thành thạo lượn các đường chỉ trên những sản phẩm thời trang cầu kỳ như vest, măng – tô hay áo phao ( áo khoác ba lớp dùng khi đại hàn – pv)... Trân trọng nghề nên làng tôi trân trọng việc giữ nghề. Chúng tôi được rèn dạy từ bé, bảo ban nhau hòa thuận, liên kết bảo vệ Tổ quốc.  Nước còn thì làng còn, làng còn là nghề còn, nghề còn là mình còn. Nghề may đối với chúng tôi không chỉ là nghề kiếm sống, sinh nhai mà còn là ý nghĩa truyền nối đầy thiêng liêng như thế. 
Hiện nay có tới 60 -70% người dân làng Cổ Nhuế làm nghề và sống tốt với nghề may truyền thống cha ông để lại
 Vị Phó chủ tịch Hội nghề may truyền thống Cổ Nhuế nói về truyền thống của làng, về những nghệ nhân của làng bằng một chất giọng say sưa, tự hào. Có lẽ phải là những người đã từng đi qua thẩm nghiệm cuộc sống dân cư ở những ngôi làng cổ Việt Nam, phải là những người đã đi qua chuyện đời, chuyện nghề của các nghệ nhân nghề thủ công Việt Nam mới cảm nhận được hết xúc cảm và độ say sưa của một người thợ nghề truyền thống và cũng là người cháu dòng họ nhà Đại tướng Việt Nam như thế. 
Linh hoạt thích ứng, làng nghề may Cổ Nhuế là một trong số ít làng nghề của thủ đô có tuổi đời hàng trăm năm và hiện vẫn sống tốt với nghề cha ông để lại
Hiện đại hóa

Cổ Nhuế bây giờ đã là phố là phường, đường xá san sát, đổ bê tông tới từng con hẻm. Những khu đô thị, cao ốc xung quanh mọc lên liên tiếp, chọc trời, dân tứ xứ đổ đến, chộn rộn, bon chen. Thế nhưng, nếp làng vẫn nguyên, nghề truyền thống vẫn nguyên. Theo số liệu thống kê thì tới nay có tới 70% hộ dân trong làng vẫn làm nghề may, gần như 100% trong số đó, cả gia đình cùng làm nghề và có thu nhập ổn định, tập trung vào toàn bộ nghề may. Lượng hàng xuất đi mỗi ngày từ làng lên đến hàng ngàn, chục ngàn sản phẩm. Doanh thu của làng lên đến hàng tỷ,vài tỷ đồng mỗi tháng. Không chỉ thế, làng còn tạo dựng cho hàng ngàn lao động ngành  may ở địa phương và các vùng lân cận, thậm chí là cả các vùng xa xôi, cách làng hàng trăm km. Yêu nghề, giữ nghề, chăm nghề thì nghề nuôi sống mình, anh Văn Tiến Công cho biết. 

Những nếp nhà hiện đại xen lẫn với những nét cổ kính mang lại cho đất Kẻ Noi xưa một diện mạo vừa gần gũi lại rất đặc trưng của Hà thành.
Sản lượng của làng mỗi ngày, mỗi tháng, đều đặn suốt chiều dài trăm năm. Chính vì sản lượng lớn, danh tiếng lâu năm nên Cổ Nhuế thường chỉ bán buôn. Sản phẩm thế mạnh là thời trang công sở, thời trang mùa đông và các bộ đồ thời trang ở nhà. Mỗi mã hàng lên mẫu dập đều từ vài trăm đến vài ngàn chiếc. Hàng bán ra, được bà con các tỉnh, đối tác nước ngoài và chủ yếu là thương lái ở chợ Đồng Xuân, Ninh Hiệp  ( hai chợ bán buôn thời trang lớn nhất miền Bắc nói riêng, lớn nhất cả nước nói chung) tới lấy đưa đi phân phối. Các sản phẩm của làng may Cổ Nhuế đa dạng từ đồ thời trang công sở  trên các chất liệu quen thuộc như cotton, tuýt – si…, tới đồ thời trang ở nhà với các chất liệu dễ sử dụng như lanh, thô… được bán với giá thành rất vừa phải. Các sản phẩm mùa đông chỉ từ 100,000đ – 250,000đ/ sản phẩm ( với các áo rét ba lớp, ngoài thị trường phân phối tới tay người tiêu dung có giá từ 350,000đ – 600,000đ – pv). Hoặc, các sản phẩm mùa hè, đồ công sở cũng chỉ dao động từ 50,000đ – 120,000đ/ sản phẩm. Giá rẻ, kỹ thuật tạo phom dáng, đường cắt, may, can, đắp, thêu, đính nuột nà, sạch đẹp chính là yếu tố làm nên uy tín, tên tuổi của làng nghề trăm năm tồn tại này. 
Suốt trăm năm qua, thợ may làng Cổ Nhuế đã tạo nên một thương hiệu danh tiếng không chỉ ở riêng thủ đô mà trên toàn quốc và cả ở nước ngoài, đó là: Làng nghề may truyền thống Cổ Nhuế
Có thể nói, thời trang là sản phẩm và là một ngành công nghiệp của thế giới hiện đại. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 19, thế kỷ 20, Cổ Nhuế đã tiếp cận được ngành nghề đặc biệt này, nhận thấy may mặc, thời trang, trước khi là một nhu cầu trưng diện, sành điệu thì là một nhu cầu thiết yếu của con người. Thế nên, bao đời hộ dân trong làng lấy đạo nghề truyền thống làm gốc. Tức nghề được truyền theo gia đình, họ mạc, dòng tộc tạo nên một lề - nếp cha truyền con nối gọi là nghề truyền thống. Qua bao nhiêu năm phát triển, các lớp thợ nghề luôn đặt việc bảo tồn, duy trì lên hàng đầu nên đã luôn thức thời nắm bắt thị hiếu, điều chỉnh sản xuất, cung cấp các mẫu mã hợp thị hiếu và tạp dựng phương thức tiếp thị thân thiện, lấy sự ái hữu làm đầu để thu hút, giữ chân đối tác. Thế nên, dù đã bước qua cả trăm năm thì người Cổ Nhuế nói chung và các lớp thợ may của Cổ Nhuế nói riêng đã cùng tạo nên một tên tuổi rất bền chắc, đó là: Làng nghề may truyền thống Cổ Nhuế. 
Ước mong duy nhất của người dân Kẻ Noi xưa và Cổ Nhuế nay là giữ được nghề, cũng là giữ làng, giữ nhà, giữ kế sinh nhai...
 
Top
Top