• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Việc làm thêm của bác sĩ nha khoa mùa Covid-19, niềm ấm áp trái tim ngành Y

24/02/2022 15:00 GMT+7

Thoăn thoắt “bốc” phở, thêm rau, chan canh trao tận tay từng người nghèo ở các khu bệnh nhân ung thư, Bệnh viện K, Tân Triều, Hà Nội, vị bác sĩ nổi tiếng trong ngành làm đẹp , nhiều chuyên gia biết tên - bác sĩ nha khoa Nguyễn Văn Hòa vui vẻ chia sẻ: “Mùa dịch Covid-19 , tôi mới tìm được công việc làm thêm đây chị ạ”.

Đi “bán” phở không phải là công việc làm “thêm” duy nhất mà bác sĩ Nguyễn Văn Hòa “tìm” được trong mùa dịch Covid-19. Anh cũng từng rất “nổi tiếng” khi suốt những “mùa” giãn cách toàn xã hội của Hà Nội anh “đứng đầu” đoàn quân cứu trợ đi… cứu trợ răng và hỗ trợ tạm thời cho các bệnh nhân làm đẹp gặp biến chứng…

Mùa dịch Covid-19, phòng khám đóng cửa, vị bác sĩ nha khoa đến từng nhà "cứu trợ", chữa trị cho các bệnh nhân răng và làm đẹp gặp biến chứng.

Anh còn đóng góp và dành thời gian cho những bát phở... 2.000 đ - để các bệnh nhân ung thư, người nghèo được ăn những bát phở bò nóng hổi, thơm ngọt - một thực phẩm xa xỉ với họ.

Tận tay trao cho người nghèo những điều giản dị, thiết yếu là cách để bác sĩ Hòa - vị bác sĩ nha khoa và làm đẹp chuẩn bị hành trang sống đẹp nhất, ý nghĩa nhất cho các con của mình.

Tốt nghiệp Đại học Y khoa, từng đi thực tế theo các chương trình bồi dưỡng, tọa đàm chuyên ngành của Viện Đại học danh tiếng Havard (Mỹ), công tác trong lĩnh vực làm đẹp - chuyên ngành nha khoa hơn 1/4 thế kỷ, bác sĩ Nguyễn Văn Hòa hay được các đồng nghiệp và các thực tập sinh học việc gọi thân mật là bác sĩ Hòa nói với phóng viên: “Đầu năm 2020 chắc ít người hình dung ra viễn cảnh mà chúng ta vừa trải qua - tất cả đóng cửa, kín như bưng trong nhà, không lao động, không làm việc, không sản xuất ra hàng hóa, không tạo ra thu nhập tiền bạc… Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm…”.

Bác sĩ Hòa được nhận những "phần thưởng" cho sự cống hiến thầm lặng của mình - đó là sự ghi nhận của cộng đồng, vinh danh của xã hội.

Bác sĩ Hòa trong sự kiện vinh danh Thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm do Viện nghiên cứu Văn hóa và Phát triển, Tạp chí Việt Nam hội nhập và các cơ quan tổ chức.

Phần chìm của tảng băng bao giờ cũng là phần đáng chú ý, đó là những bệnh nhân ở mức “lưng chừng xuân” - không nặng, không nhẹ. Bác sĩ Hòa kể: “Có rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân làm đẹp, bệnh nhân nha rất cần được chữa trị mà họ đã không thể được chữa trị lúc xã hội giãn cách toàn phần...".

Bác sĩ Hòa và bệnh nhân của mình.

Hơn 1/4 trong nghề làm đẹp, chuyên ngành nha khoa, bác sĩ Hòa luôn quan niệm: "Phục hồi răng không đơn thuần là phục hồi sức khỏe, vẻ đẹp của răng mà còn là phục hồi nụ cười và sự tin".

Anh tâm sự rất... "yêu" phụ nữ, yêu những người thích làm đẹp và với anh: Đẹp là hạnh phúc.

"... Họ phải… lùi lại phía sau, dành chỗ ưu tiên cho các bệnh nhân Covid-19, bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu. Những biến chứng làm đẹp, những cơn đau răng có thể nói đau đến dại người, đau váng óc, mất ngủ triền miên thậm chí là mất phần nào nhận thức - các cụ mình ngày xưa đã từng đúc kết rồi, nhất đau mắt, nhì giắt răng thì chắc không phải mô tả thêm nữa chị ạ. Vậy mà họ phải chịu đựng nhiều ngày, nhiều giờ…”.

Bác sĩ Hòa say sưa trong một buổi "bán hàng" của "dự án" PHỞ 2.000 đồng dành cho người nghèo, bệnh nhân ung thư.

Ngoài việc làm nghề, kinh doanh thì mong mỏi, đam mê của vị bác sĩ nha khoa Nguyễn Văn Hòa chính là mang thêm chút ấm no tới cho những người yếu thế.

“… Phòng khám đóng cửa, nhiều đồng nghiệp của tôi tranh thủ nghỉ ngơi bởi ngày thường hiếm khi chúng tôi có thời gian dành cho mình và gia đình. Thế nhưng trước cảnh toàn xã hội giãn cách như vậy, tôi thật sự không muốn ngồi im. Cùng với một số bạn bè chúng tôi lập đội cứu trợ, đi cứu trợ cho các bệnh nhân nha và cả các bệnh nhân làm đẹp gặp biến chứng. Chúng tôi vào tất cả các ngõ ngách từ phố lớn đến xóm nghèo để giúp đỡ các bệnh nhân. Cứ đi mải miết mà không tính gì đến sự an toàn cho bản thân mình đâu…”.

Bác sĩ Hòa trong một ca bệnh.

... với những bệnh nhân mà anh hết lòng yêu quý.

“… Lúc đó không phải như bây giờ - khi mà người ta hình dung được phần nào về virus Corona và đã đỡ sợ nó hơn, cũng như nhiều người khác, chúng tôi cũng lo sợ mình nhiễm bệnh, dương tính chứ. Chưa kể khi đó dương tính đồng nghĩa với việc phải đi cách ly đến 2/3 tháng, tồn đọng bao việc. Thế nhưng, để có thể làm được những việc như tôi vừa chia sẻ, anh em chúng tôi đã chỉ có cách duy nhất là tuân thủ đúng chỉ dẫn y tế, chăm sóc mình tốt nhất nhằm tăng sức đề kháng, giữ sức khỏe. Giữ cho mình được… âm tính chính là để giúp được nhiều bệnh nhân nhất”, bác sĩ Hòa tâm sự.

Trong một chuyến không chỉ... cứu trợ... răng mà còn cứu cả... đói ở các khu người nghèo, mùa dịch Covid-19.

Chút quà cho lực lượng làm nhiệm vụ trong mùa dịch.

Ở những mùa dịch sau, chính sách phòng chống dịch có nhiều thay đổi. Các bệnh nhân ở các cấp, tuyến, mức độ cũng có sự chuẩn bị và hỗ trợ tốt hơn. Đặc biệt là các bệnh nhân trong ngành làm đẹp. Nhưng không vì thế mà bác sĩ Hòa lại… thất nghiệp hoặc giảm việc. Phòng khám của anh, theo chỉ thị chung, có lúc phải tạm dừng, hoạt động cầm chừng hoặc cũng có lúc được hoạt động bình thường và dù trong tình trạng hoạt động nào thì một mặt duy trì, phát triển phòng khám, dành những dịch vụ tốt nhất cho các bệnh nhân của mình, bác sĩ Hòa vẫn đều đặn dành thời gian đi làm từ thiện.

Nhịp sống bình thường mới được thiết lập, dù bận rộn đến mấy, vị bác sĩ ngành làm đẹp vẫn dành thời gian để làm các công việc thiện, dành một phần tiền của cho người nghèo.

Những bát phở giá chỉ... 2.000 đ dành cho các bệnh nhân nghèo ở viện K, những người lao động nghèo mà đôi khi một bát phở giá bình thường là ước mơ xa xỉ với họ.

Hết cứu trợ răng và cứu trợ các bệnh nhân làm đẹp bác sĩ Hòa lại đi… “bán” phở cho các bệnh nhân ung thư nghèo ở viện K, cơ sở Tân Triều. Một bát phở đủ thịt bò, hành, bánh giá gốc không dưới 20.000 đ nhưng anh "bán" có giá chỉ 2.000 đ - một mức giá tượng trưng, để dành cơ hội "miếng phở Hà Nội" đúng chất, ngon cho người nghèo. Không chỉ thế, anh còn cùng nhiều anh em khác hỗ trợ chi phí cho các quán cơm 0 đ, chuyến xe 0 đ dành cho người nghèo.

Từng tốt nghiệp Đại học Y khoa và tham gia các chương trình đào tạo của Viện Đại học Harvard (Mỹ), bác sĩ Hòa là một cái tên khá nổi của ngành Y, lĩnh vực làm đẹp.

Anh nói: “Dịch bệnh Covid-19 không chỉ gây ra bệnh tật, chết chóc, đau ốm mà còn gây ra thất nghiệp, mất thu nhập, đói nghèo. Không dám nhận mình là đại gia nhưng tôi hiện có đủ khả năng để hỗ trợ phần nào cho các bệnh nhân thiếu thốn. Những hỗ trợ của tôi rất đơn giản, không cầu kỳ, mỹ miều. Nó chỉ là giúp các bệnh nhân những điều bình dị, thường nhật, quen thuộc nhất. Ví dụ như giúp họ chống chọi với cơn đau, sự biến chứng khi họ chưa tiếp cận kịp hệ thống y tế phù hợp. Hoặc giúp các bệnh nhân được ấm bụng đủ sức đáp ứng các liệu trình, giải pháp chữa bệnh họ đang phải theo đuổi…”.

Bác sĩ Hòa "làm đẹp" cho ca sĩ Đức Phúc.

Chân dung vị bác sĩ chuyên "tìm" việc làm thêm là cứu trợ bệnh nhân yếu thế, hướng trái tim ấm áp của ngành Y cho những người lao động nghèo.

“… Từ đại dịch Covid-19, chúng ta có thể chiêm nghiệm được rất nhiều. Ví như hiện giờ tôi hơn 40 tuổi rồi, tiền - luôn phải kiếm để đảm bảo đời sống nhân viên và lo cho gia đình, con cái nhưng tôi cũng luôn luôn mong mỏi sẽ tích lũy được thêm vào hành trang cuộc sống của mình những niềm vui, hạnh phúc, quả ngọt tình người bằng lòng nhân từ, tâm ý hướng thiện của mình. Để chính từ những điều này sẽ là hành trang dành cho các con tôi mang vào đời thay tôi cống hiến, làm các việc tốt đẹp cho xã hội”, bác sĩ Hòa nói tiếp.

Ảnh: NVCC, Tiên Lâm

Top
Top