• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Việt kiều với quyền thừa kế

13/09/2015 08:18 GMT+7

Thư một bạn đọc viết: “Sau khi đọc được bài tư vấn luật “Có dễ để trở lại Quốc tịch Việt Nam” của luật sư Nguyễn Văn Hậu trên Thời Trang Trẻ số 37 (ra ngày 1/9/2015) tôi đã đưa cho vài người bạn Việt kiều xem và họ rất thích thú. Thông tin bài viết đề cập rất thiết thực và hữu ích cho họ. Nay một người nhờ tôi gởi câu hỏi đến Thời Trang Trẻ, mong được tạp chí tư vấn vấn đề riêng của anh ấy.

 

452346

 

Vấn đề như sau: Tôi là Việt kiều Úc. Cách đây 03 năm cha tôi mất và tôi có về Việt Nam. Tết vừa rồi, tôi có về quê ăn tết thì được biết lúc mất, cha tôi không để lại di chúc nên sau đó 1 năm, các anh chị của tôi đã thoả thuận phân chia di sản của cha tôi để lại, có công chứng nhưng không thông báo cho tôi biết. Khi tôi phát hiện sự việc, tôi yêu cầu chia lại nhưng các anh, chị của tôi không đồng ý. Vậy nay tôi có thể đòi thừa kế được hay không?

 

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM đã trả lời vấn đề trên như sau:

Khởi kiện chia di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự 2005, do cha bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế của cha bạn sẽ được chia theo pháp luật. Bạn là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế ngang bằng với những người thừa kế khác cùng hàng. Việc các anh chị bạn tự thoả thuận phân chia di sản thừa kế mà chưa có sự đồng ý của bạn là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.


1235146

 

Theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (tức là tính từ thời điểm người có tài sản chết). Do đó, nếu đã yêu cầu chia lại di sản thừa kế nhưng các anh chị của bạn không đồng ý thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế hoặc yêu cầu tuyên bố thoả thuận phân chia di sản thừa kế mà các anh chị của bạn đã lập trước đây là vô hiệu.

Fotolia 46079468 M

 

Điều 339a Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định, công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng. Trong trường hợp yêu cầu của bạn được chấp nhận thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, trong quyết định này Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM

Top
Top