• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang 24/7

Vóc xưa, nét cũ trong nếp áo mùa Xuân

17/02/2021 09:26 GMT+7

Không chỉ đơn thuần để lấy cảm hứng mà là câu chuyện đưa chiếc áo về với những nét, những đường như nó đã từng được sinh ra, bằng Bộ sưu tập ( BST) Nhớ hương xưa. Trong tiết trời xuân mới sang, tinh nguyên, thơm phức, mộng mơ, Trần Thiện Khánh kể lại cho tất thảy những người yêu thời trang câu chuyện về một chiếc áo cổ - chiếc áo truyền thống của người Việt Nam: Áo Dài, theo cách của Trần Thiện Khánh…

Đủ bốn nếp, ngay ngắn hai tà, lập lĩnh- cổ đứng, chiếc áo dài của nhà thiết kế ( NTK) đã tinh tế nhắc các tín đồ thời trang về hình ảnh chiếc áo tứ thân – “tiền thân” của chiếc áo dài những năm cuối thế kỷ 17.
Trong những nếp áo mớ ba mớ bảy có những đường kim mũi chỉ hiện đại sắc sảo, mang tính công nghệ may rất cao.
 Sau lời kể về chiếc áo tiền thân của áo dài là lời gợi nhớ về chiếc áo tân thời, thời kỳ sau của Trần Thiện Khánh. Qua những kỹ thuật may tinh xảo, đường cắp cúp điêu luyện và sự nuột nà trong các mũi chỉ đi trên từng thân áo, ống tay áo, gấu quần, hành trình “cải biên” của chiếc áo dài Việt Nam trải suốt từ thế kỷ 17, 18 tới thế kỷ 19, 20 đã được kể lại đầy đủ. Trong cái mới có nguyên cái cũ, trong cái cũ, có đầy đủ cái mới, đó là sự hấp dẫn của một "tác phẩm thiết kế" thực thụ.
Một vẻ đẹp vừa cá tính lại vừa quyến rũ, kiêu sa của người đẹp cũng là MC, biên tập viên VTV và là một NTK thời trang nổi tiếng của Hà Nội – Huyền Châu được “khoe” khéo léo, trọn vẹn trong tà áo của NTK người Huế.
Để tô điểm thêm tính thời trang cho bộ áo và cũng xóa đi sự thuần dịu của nếp áo cổ, bộ trang sức phụ kiện đi kèm theo mới thật là cầu kỳ và sâu sắc: chiếc trâm cài tóc lấp lánh hình bông cúc, chiếc xà tích cách điệu tối đa “khôn ngoan” nằm ngay ở mép tay áo lỡ ( nơi độ cao ngang thắt lưng – vị trí quen thuộc của xà tích) và đôi khuyên có hình dáng của Nút thắt vô tận   ( một biểu tượng cao quý trong Phật Giáo).
Những họa tiết trên ngực áo và vạt áo rất đồng điệu với bộ trang sức đi kèm cùng cảm hứng thiết kế của Trần Thiện Khánh
 Phải nói, sự khuôn mặt xinh đẹp, nụ cười tươi rói, vóc dáng thon chuẩn, gợi cảm cùng mái tóc dày, dài nữ tính của Huyền Châu đã được bộ áo cùng bộ trang sức đi kèm giới thiệu hết sức tinh tế. Thật là thời trang thì tôn người mà người cũng lại khoe được sang chảnh, tròn trịa của thời trang… Rất ít nhà thiết kế đã làm được điều này.
Chiếc áo dài truyền thống luôn được sử dụng trong các dịp lễ lớn, để thực hiện các nghi lễ trang trọng của người Việt Nam
 Cuối cùng thì vẻ đẹp đẽ tổng thể, hài hòa, đầy thú vị, gợi cảm giác vui thích, ham khám phá cho bất cứ ai chiêm ngưỡng bộ áo chính là sự tài tình của NTK. Anh đã rất giỏi trong việc cách đặt các sắc độ, phối cài các tone màu và kết hợp sử dụng các chất liệu vải với nhau...
Sự khéo léo của nhà thiết kế đã làm nên sự khác biệt của bộ trang phục
Những “thứ” tưởng chừng không thể “đi” được với nhau như lụa - cotton – voan lại đứng bên nhau một cách hài hòa, nhã nhặn. Cùng với đó là sắc vàng mơ nhạt đi với màu hồng thắm cánh sen chen lẫn màu xanh dương mát lạnh, nhẹ nhàng. Tất cả, hệt như một bài thơ cổ nồng ấm nhưng rất đỗi ngọt ngào, quyến rũ.
Bộ ảnh được thực hiện ở trong một không gian Phật giáo được xem là độc đáo nhất Việt Nam
Trong bối cảnh chụp và giới thiệu bộ áo hoành tráng, lung linh của ngôi chùa được xem là lớn nhất thế giới Tam chúc – Hà Nam, thông điệp về một trang phục mùa xuân với những đường xưa nếp cũ được gợi lên và kể về đầy hoàn hảo.
Sự hoành tráng của không gian kiến trúc cùng với sự đẹp đẽ của bộ trang phục dân tộc, cùng với nhau, đã tạo nên một thông điệp thời trang rất ý nghĩa của mùa xuân
Trang phục: NTK Trần Thiện Khánh
Model: MC, BTV, NTK Huyền Châu
Photo: Lương Duy Tiến
 
Top
Top