Trong khi các doanh nghiệp dệt may, thời trang trong nước than thở về việc sức tiêu thụ trong năm 2014 không cao, thì hàng hóa không nhãn mác, không thương hiệu vẫn được bán nhộn nhịp ở các chợ, cửa hàng trên khắp mọi vùng miền.
Hàng hóa thời trang tại Saigon Square luôn nhộn nhịp khách hàng - Ảnh: D.Đ.M
|
Nhộn nhịp hàng không thương hiệu
Tại các khu chợ thời trang như Taka, Saigon Square, An Đông… ở TP.HCM, hầu như lúc nào kẻ mua người bán cũng tấp nập. Chị Hạnh, chủ một cửa hàng thời trang ở Q.Tân Bình - và là người chuyên đi săn lùng hàng sỉ để bán, ước đoán khoảng 5 - 10% sản phẩm đang được bán trên thị trường nói chung là hàng xuất khẩu “chuẩn” từ các công ty may gia công được đưa ra ngoài. Trong đó có hàng mẫu, hàng có lỗi nhỏ hay hàng dư khi gia công cho các tập đoàn nước ngoài.
Tại các khu chợ thời trang như Taka, Saigon Square, An Đông… ở TP.HCM, hầu như lúc nào kẻ mua người bán cũng tấp nập. Chị Hạnh, chủ một cửa hàng thời trang ở Q.Tân Bình - và là người chuyên đi săn lùng hàng sỉ để bán, ước đoán khoảng 5 - 10% sản phẩm đang được bán trên thị trường nói chung là hàng xuất khẩu “chuẩn” từ các công ty may gia công được đưa ra ngoài. Trong đó có hàng mẫu, hàng có lỗi nhỏ hay hàng dư khi gia công cho các tập đoàn nước ngoài.
|
Theo đó, khoảng 10 - 15% là hàng nối chuyền theo mẫu mã các thương hiệu nước ngoài với nguyên phụ liệu gần tương tự hàng chính hãng. Số còn lại đa phần gọi là “hàng công ty” do các cơ sở tự may, hay chính xác là “hàng nhái” với mẫu mã của hàng chính hãng và cũng có khi các cơ sở tự sản xuất theo mẫu của mình. Chị Hạnh cho biết, một áo sơ mi hàng xuất dư từ công ty được các nhân viên tuồn ra ngoài chỉ có 350.000 đồng/cái, nhưng đúng áo này dù được giảm giá tối đa 50% vẫn còn hơn 1 triệu đồng/cái. Hay một áo thun nữ nhái thương hiệu Mango, F21... chỉ khoảng 100.000 - 120.000 đồng/cái trong khi những sản phẩm chính hãng có giá gấp 5 - 6 lần.
Riêng đối với “hàng công ty”, hàng của các cơ sở tự thiết kế, tự may thì giá thấp hơn rất nhiều, chỉ bằng từ 50 - 80% so với những sản phẩm cùng loại của các thương hiệu trong nước như áo sơ mi nam từ 150.000 - 170.000 đồng, quần jeans nữ từ 200.000 - 250.000 đồng/cái…
Cạnh tranh gay gắt
Sau nhiều ngày lân la, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Hoa, chủ một cơ sở may mặc quần áo tại Q.Tân Phú (TP.HCM) - chuyên bỏ sỉ cho các sạp hàng ở chợ An Đông và Tân Bình, cho biết năm 2014, tiêu thụ hàng may mặc đã tăng trở lại. Đặc biệt vào mùa cao điểm cuối năm từ đầu tháng 10.2014, hàng hóa “chạy” mạnh khá bất ngờ, gấp 3 - 4 lần lượng hàng so với năm trước khiến chị “thở không ra hơi”. Tùy theo mùa, theo kiểu dáng mà cơ sở của chị Hoa sẽ sản xuất hàng từ trung bình đến khá. Chị Hoa chỉ thực hiện công đoạn mua vải, cắt theo mẫu sau đó giao cho những cơ sở nhỏ hơn thực hiện các công đoạn còn lại như may thành phẩm, giặt, ủi và hàng sau đó quay về lại chỗ chị Hoa để được gắn mác, vô bao bì.
Bà Phạm Quỳnh Đoan, Giám đốc Công ty thời trang Việt Thy, lý giải chi phí sản xuất của các cơ sở nhỏ sẽ thấp hơn các công ty nên giá bán ra cũng thấp hơn. Các công ty ngoài còn có chi phí quảng bá thương hiệu, tiếp thị và thậm chí thuê mặt bằng để mở cửa hàng riêng. “Nếu các cơ sở tự đi mở cửa hàng bán lẻ thì sẽ không thể cạnh tranh được nhưng họ đưa hàng vào các khu chợ trung tâm đa dạng như Saigon Square thì đây là một hướng đi khác. Chúng tôi không xem đó là sự cạnh tranh trực tiếp vì chiến lược kinh doanh khác nhau nhưng lượng hàng hóa từ các cơ sở không thương hiệu đó cũng ảnh hưởng lớn đến thị phần của các công ty thời trang trong nước”, bà Phạm Quỳnh Đoan nói.
Còn ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, nhận xét thị trường hàng may mặc trong nước đang là một bức tranh manh mún với đủ loại hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu riêng và chiếm được thị phần hầu như rất khó. Có nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật nhất là do tâm lý người dùng vẫn chuộng thương hiệu ngoại; hàng của doanh nghiệp vẫn có giá cao, khó cạnh tranh được với hàng của các cơ sở nhỏ và một phần là hàng nhái, hàng giả khó kiểm soát.
Riêng đối với “hàng công ty”, hàng của các cơ sở tự thiết kế, tự may thì giá thấp hơn rất nhiều, chỉ bằng từ 50 - 80% so với những sản phẩm cùng loại của các thương hiệu trong nước như áo sơ mi nam từ 150.000 - 170.000 đồng, quần jeans nữ từ 200.000 - 250.000 đồng/cái…
Cạnh tranh gay gắt
Sau nhiều ngày lân la, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Hoa, chủ một cơ sở may mặc quần áo tại Q.Tân Phú (TP.HCM) - chuyên bỏ sỉ cho các sạp hàng ở chợ An Đông và Tân Bình, cho biết năm 2014, tiêu thụ hàng may mặc đã tăng trở lại. Đặc biệt vào mùa cao điểm cuối năm từ đầu tháng 10.2014, hàng hóa “chạy” mạnh khá bất ngờ, gấp 3 - 4 lần lượng hàng so với năm trước khiến chị “thở không ra hơi”. Tùy theo mùa, theo kiểu dáng mà cơ sở của chị Hoa sẽ sản xuất hàng từ trung bình đến khá. Chị Hoa chỉ thực hiện công đoạn mua vải, cắt theo mẫu sau đó giao cho những cơ sở nhỏ hơn thực hiện các công đoạn còn lại như may thành phẩm, giặt, ủi và hàng sau đó quay về lại chỗ chị Hoa để được gắn mác, vô bao bì.
Bà Phạm Quỳnh Đoan, Giám đốc Công ty thời trang Việt Thy, lý giải chi phí sản xuất của các cơ sở nhỏ sẽ thấp hơn các công ty nên giá bán ra cũng thấp hơn. Các công ty ngoài còn có chi phí quảng bá thương hiệu, tiếp thị và thậm chí thuê mặt bằng để mở cửa hàng riêng. “Nếu các cơ sở tự đi mở cửa hàng bán lẻ thì sẽ không thể cạnh tranh được nhưng họ đưa hàng vào các khu chợ trung tâm đa dạng như Saigon Square thì đây là một hướng đi khác. Chúng tôi không xem đó là sự cạnh tranh trực tiếp vì chiến lược kinh doanh khác nhau nhưng lượng hàng hóa từ các cơ sở không thương hiệu đó cũng ảnh hưởng lớn đến thị phần của các công ty thời trang trong nước”, bà Phạm Quỳnh Đoan nói.
Còn ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, nhận xét thị trường hàng may mặc trong nước đang là một bức tranh manh mún với đủ loại hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu riêng và chiếm được thị phần hầu như rất khó. Có nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật nhất là do tâm lý người dùng vẫn chuộng thương hiệu ngoại; hàng của doanh nghiệp vẫn có giá cao, khó cạnh tranh được với hàng của các cơ sở nhỏ và một phần là hàng nhái, hàng giả khó kiểm soát.
Bình luận (0)