"Khai tử" 4 game online trong 1 tháng
Nếu xét về số lượng, VNG là nhà phát hành có số lượng webgame lớn nhất ở thị trường trong nước. Chỉ tính riêng trong năm 2016, khi mà nhiều đơn vị khác đã chuyển hướng qua thị trường mobile, thì nhà phát hành này vẫn cho ra mắt tới 10 webgame thông qua cổng 360Game.
VNG là nhà phát hành có nhiều webgame ra mắt nhất thị trường trong nước
Khu Vườn Trên Mây Web, Đảo Rồng, Hàng Rong lần lượt đóng cửa
Tuy nhiên, chỉ trong tháng 9, VNG đã chính thức khai tử tới 4 webgame, thậm chí chỉ cách nhau vài ngày. Đầu tiên là webgame Khu Vườn Trên Mây với gần 7 năm phát hành trên mạng xã hội Zing Me, tiếp nối ngay sau đó là Hàng Rong với gần 6 năm tuổi, rồi tới Đảo Rồng cũng gần tròn 5 năm.
MU Huyền Thoại là webgame thứ 4 bị khai tử
Mới đây, webgame MU Huyền Thoại cũng chính thức đóng cửa, khi mới chỉ làm sinh nhật 1 tuổi chưa lâu. Có vẻ như “tuổi già” đã khiến những sản phẩm này không còn trụ nổi so với sự nhiệt huyết, sôi nổi của những game cùng thể loại trên nền tảng di động.
Nhiều người đã dự đoán trước sự ra đi của những game online này, khi lượng người chơi đã giảm sút từ cách đây khá lâu. Hơn thế nữa, trong những game online khai tử này, 3 webgame trên mạng xã hội Zing Me đã không còn phù hợp với thị hiếu hiện nay, khi phần đông game thủ thường nhắm tới các thể loại kiếm hiệp, tiên hiệp, hành động,… để kích thích bản thân.
Những game online này đã không còn được ưa chuộng
Cùng với đó, cả Khu Vườn Trên Mây, Hàng Rong, Đảo Rồng đều hướng tới nhóm người chơi nhỏ tuổi, hoặc các cô gái thích các thể loại nhẹ nhàng, giết thời gian, trong khi số lượng này chỉ chiếm thị phần nhỏ trong cộng đồng game thủ, nguồn lợi nhuận từ họ mang lại không nhiều.
Còn với MU Huyền Thoại, đây là webgame đời đầu của nhà phát hành VNG “hồi sinh” lại tựa game MU Online vào năm ngoái. Tuy nhiên, khi có tới 2 sản phẩm cùng một nội dung (thêm MU Đại Thiên Sứ), thì việc dồn lực, hỗ trợ chuyển đổi về cùng một sản phẩm là điều dễ hiểu.
Thay đổi 'sân chơi' sang mobile ?
Webgame phát triển mạnh vào những năm 2013, 2014, bởi sự đa dạng về đề tài, cùng cảm giác chinh chiến thoải mái, đơn giản trên PC. Thời điểm ấy, game mobile mới chỉ là một phân mảng được dự đoán là có triển vọng, với các sản phẩm game giải trí đa độ tuổi như Nông Trại Vui Vẻ, Flappy Bird,… chưa thu hút được nhiều người chơi quan tâm, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên - nguồn khách hàng chính của các nhà phát hành.
Webgame phát triển rất mạnh
Game mobile phát triển mạnh mẽ trong 2 năm trở lại đây
Tuy nhiên, bước sang năm 2015, những game mobile chiến thuật bắt đầu bắt đầu đặt chân đến Việt Nam. Các nhà phát hành như MeCorp, Soha Game, VTC Mobile bắt đầu tung ra những game mobile đặc trưng cho riêng mình.
Sự mới mẻ đến từ dòng game chiến thuật, nhập vai 2D đơn giản trên điện thoại thông minh ngay lập tức thu hút game thủ bởi sự tiện dụng, dễ dàng cài đặt, chơi ở mọi lúc mọi nơi. Họ chuyển dần qua game mobile như một sự tất yếu. Cũng từ đây, tương lai của webgame gần như đã được định đoạt.
Thiên Long Bát Bộ 3D mobile đánh dấu sự gia nhập của VNG
Từ năm 2015, nhà phát hành VNG đã nhắm tới thị trường game mobile, vợi sự “gia nhập” của sản phẩm kiếm hiệp đầu tiên: Thiên Long Bát Bộ 3D Mobile (sau này có thêm Hoa Thiên Cốt). Tới tháng hiện tại, nhà phát hành này công phá thị trường game mobile với 9 sản phẩm: Stony Mobi, Disney Catch Catch, Cửu Âm VNG, Kungfu Chi Vương, Ngôi Sao Thời Trang, Thương Khung Chi Mộng, Bàn Long, Bí Kíp Luyện Rồng 3D và Reign of Warlords.
Nhiều game mobile mới được ra mắt
Mặc dù việc VNG đóng cửa hàng loạt trò chơi thuộc thể loại webgame là một điều hiếm thấy trong làng game Việt, tuy nhiên điều này vẫn có thể lý giải được bằng "tương quan lực lượng" giữa phân mảng game online PC nói chung so với game mobile. Đầu tư vào game di động vốn đang là xu thế tất yếu ở thời điểm hiện tại, và có lẽ VNG cũng không muốn là "kẻ ngoài cuộc"...
Bình luận (0)