|
Thông tư liên tịch số 43/2015 giữa Bộ NN-PTNT và Bộ KH-ĐT đã quy định chi tiết về trình tự, quy trình cách thức đánh giá và xác định thiệt hại, đây là quy định pháp luật bắt buộc chính quyền các cấp phải nghiêm túc thực hiện. Trong đó, lãnh đạo địa phương phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên về các thông tin, số liệu đã công bố.
“Dù chưa tiếp nhận thông tin chính thức về tình trạng “khai vống” thiệt hại do mưa bão số 10 ở Thanh Hóa, mới chỉ đọc qua báo chí, nhưng cá nhân tôi cho rằng nếu thực sự thống kê không đúng thiệt hại thì đó không phải là hành vi gian lận nữa, mà đó là hành vi cố ý vi phạm pháp luật”, ông Hoài nói.
tin liên quan
Khai vống thiệt hại do bão số 10 tại Thanh HóaSau bão số 10, H.Hoằng Hóa (Thanh Hóa) báo cáo thiệt hại lên tới
940 tỉ đồng, nhưng khi bị dư luận nghi ngờ thì 2 ngày sau, con số được
huyện này rút xuống còn hơn 640 tỉ đồng.
Theo ông Đoàn Văn Thái, Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, khi Hội Chữ thập đỏ đi cứu trợ tại các địa phương, có tình trạng ở một số nơi kê khai thêm, kê khai không đúng. Có khi nhà chỉ bị thiệt hại ở mức độ rất nhẹ, bay vài viên ngói, thì kê là nhà bị tốc mái; nhà vệ sinh bị hư hỏng thì kê là đổ nhà. Đương nhiên những trường hợp như vậy khi đi kiểm tra thực tế, các đối tác quốc tế không đồng ý hỗ trợ, giúp đỡ. Trong mắt các đối tác quốc tế, việc địa phương kê khai không đúng trở nên phản cảm.
Cũng theo ông Thái, nếu thống kê không đúng rất khó cho việc trợ giúp. Việc thống kê không đúng còn dẫn đến ban hành các chính sách liên quan trở nên “méo mó”, manh mún.
Bình luận (0)