Công ty ORF Genetics chuyên về các giải pháp sáng tạo có trụ sở tại Iceland đang trồng hơn 100.000 cây lúa mạch biến đổi gien bên trong nhà kính có diện tích hơn 2.000 m2 cho một mục đích rất khác thường - tạo ra thịt nuôi cấy, theo Futurism ngày 13.10.
ORF Genetics |
Nhà kính được trang bị hệ thống thủy canh sử dụng đá bọt núi lửa có thể trồng được hơn 100.000 cây cùng một lúc (ảnh). Các chuyên gia sẽ thu hoạch hạt lúa mạch và tinh chế để chiết xuất các protein “yếu tố tăng trưởng” - loại protein có thể kích thích sự phát triển của các mô, cơ và tế bào mỡ, do đó nó có thể được sử dụng để nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học cho rằng giải pháp này có thể khiến ngành công nghiệp thịt bớt phụ thuộc vào các loài động vật hơn trong tương lai.
Các yếu tố tăng trưởng chiết xuất từ hạt lúa mạch đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì các tế bào gốc. Giám đốc công nghệ protein Arna Runarsdottir của ORF Genetics cho biết: “Dân số đang tăng lên và chúng ta cần cung cấp thức ăn cho tất cả mọi người. Nếu các nhà khoa học có thể tìm ra cách sản xuất nó ở quy mô lớn, thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc chăm lo cho bữa ăn của tất cả chúng ta”.
“Chúng tôi không cần phải giết động vật, chúng tôi chỉ cần lấy tế bào gốc từ chúng”, bà Arna Runarsdottir cho biết và lưu ý rằng đó là một lựa chọn khả thi và thân thiện với môi trường hơn so với quy trình sản xuất thịt truyền thống.
Thịt từ thực vật có thể lấy lòng thực khách Trung Quốc? |
Bình luận (0)