Thủ phạm khủng bố tinh thần thế hệ tương lai: Nhà vệ sinh bẩn trường học

24/11/2018 08:00 GMT+7

Đó là nhận định của bác sĩ Ngô Đức Hùng sau khi xem Toilet Challenge đang gây sốt cộng đồng mạng những ngày qua, nhắc đến một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong học đường hiện nay: nhà vệ sinh không đạt chuẩn.

Vẫn với lối viết dí dỏm nhưng không kém phần sâu cay, tác giả “Để yên cho bác sĩ hiền" vào đề bằng câu hỏi “Hạnh phúc là gì?”. Theo đó, anh trả lời rằng “Có một định nghĩa vui, hạnh phúc là tất cả các lỗ tự nhiên đều thông. Và trong lược sử loài người, có viết, khi hai người hôn nhau, người tạo ra một cái ống thông dài bắt đầu từ cái lỗ của người này đến cái lỗ của người kia. Và cái lỗ là khởi nguồn cho sự ám ảnh về nhà vệ sinh công cộng”. Bài viết của bác sĩ Ngô Đức Hùng tiếp tục đưa ra những dẫn chứng về việc các khu nhà vệ sinh, đặc biệt là trong nhiều trường học trên cả nước, đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam như thế nào.
Chia sẻ đầy tâm huyết của bác sĩ Ngô Đức Hùng trên trang cá nhân về vấn đề nhà vệ sinh học đường sau khi xem Toilet Challenge
Không chỉ là hình ảnh xấu xí của những nhà vệ sinh xuống cấp đáng báo động cùng mùi hôi thối nồng nặc mà “ai bước vào đó dù đã đeo đến 4 lượt khẩu trang mà không ngất thì phải được tuyên dương làm anh hùng”, những hiểm hoạ thực sự mà hàng ngàn trẻ em đang đối diện mỗi ngày chính là nguy cơ lây nhiễm bệnh do vi sinh vật từ các nhà vệ sinh không sạch sẽ. Số liệu được bác sĩ Ngô Đức Hùng trích dẫn chỉ ra rằng, có khoảng 3,2 triệu vi khuẩn/2,54 cm2 nắp bồn cầu trong các hộ gia đình, trong đó phần lớn là vô hại. Tuy nhiên, anh không quên nhấn mạnh rằng “nếu không kiểm soát chúng sẽ thành đại họa". Và “đại họa" mà bác sĩ Hùng nhắc đến thực sự đang tồn tại bên trong không ít trường học trên toàn quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, một nhà vệ sinh đạt chuẩn phải đảm bảo trung bình 25 học sinh/hố xí, tuy nhiên không nhiều nhà trường tuân thủ được điều này. Chỉ tính riêng tương quan giữa số lượng học sinh với quy mô nhà vệ sinh, đa phần các trường học đều rơi vào tình trạng quá tải, có những nơi chỉ duy nhất một nhà vệ sinh phục vụ gần 400 học sinh. Đáng nói hơn, mặc dù là nơi để học sinh giải quyết những nhu cầu cơ bản nhưng thiết yếu, đây vẫn luôn bị xem là một công trình phụ, thiếu đi sự quan tâm từ những người có trách nhiệm.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc, khi anh cho rằng đứng trước những mối đe dọa này, trẻ em gần như không có sự lựa chọn. “Cháu mình, lần nào đi học về việc đầu tiên cũng là cắm đầu chui vào nhà vệ sinh sau rồi mới ra chào mọi người. Hỏi sao không đi tè ở trường đi, nó thều thào khai lắm không chịu được”, tình huống của cháu bác sĩ Hùng, đáng buồn thay, cũng là câu chuyện chung dễ bắt gặp ở phần lớn học sinh hiện nay. Từ hàng chục năm nay, nhà vệ sinh chắc hẳn luôn là “gã hung thần" đáng sợ nhất trong suốt quãng thời gian cắp sách đến trường của trẻ em, khiến chúng phải tìm mọi cách để không phải đối diện với nỗi ám ảnh này. “Thà nhịn còn hơn" là cách mà rất nhiều “mầm non đất nước" chọn để đối phó với cơn ác mộng mang tên “nhà vệ sinh học đường".
Những nguy cơ đáng báo động về sức khỏe ẩn náu ở các nhà vệ sinh dưới chuẩn đang đe doạ thế hệ tương lai của đất nước
Những nguy cơ đáng báo động về sức khỏe ẩn náu ở các nhà vệ sinh dưới chuẩn đang đe dọa thế hệ tương lai của đất nước
Sự kéo dài dai dẳng của tình trạng này được cảnh báo sẽ tạo ra nhiều tác hại xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên và toàn diện của con trẻ. Bên cạnh những bệnh lý dễ mắc phải do nhịn đi vệ sinh hay tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm, độc hại như viêm đường tiết niệu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,... tâm lý của trẻ nhỏ cũng sẽ thường xuyên phải chịu áp lực do sợ hãi, lo lắng, xấu hổ
Giải pháp cho vấn nạn này thực ra đơn giản hơn những gì chúng ta nghĩ, nhưng quan trọng là cần sự đồng lòng chung tay của mọi người. Theo bác sĩ Hùng, chỉ cần “chúng ta làm sạch thường xuyên và thực hành vệ sinh cơ bản bằng chất tẩy rửa khử trùng hằng tuần, rủi ro lây bệnh từ vi trùng gây hại sẽ giảm xuống đáng kể”. Một trong những cách thiết thực nhất mà anh nhắc đến thay cho lời kết chính là cùng tham gia các chiến dịch vì toilet sạch đẹp cho các cháu, như chiến dịch “Cùng Vim góp toilet sạch khuẩn" đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ xã hội.
Nhà vệ sinh bẩn tại trường học gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe lẫn tinh thần của biết bao nhiêu thế hệ học sinh tại Việt Nam, và con bạn cũng có thể là một trong số đó. Hãy cùng đồng hành cùng nhãn hàng Vim trong chương trình cộng đồng "Cùng Vim góp toilet sạch khuẩn". Cứ mỗi một chai Vim bạn mua, bạn sẽ đóng góp 1.000 đồng để xây dựng nhà vệ sinh mới sạch khuẩn và an toàn cho học sinh Việt Nam. Tìm hiểu thêm về chương trình tại: http://bit.ly/VimVeSinhHocDuong
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.