(TNO) Các nhà khoa học vừa mới công bố nhận định rằng họ thu thập được mẫu xương phân đoạn cấu trúc ngón tay người Hominin được coi là tiền nhân của loài người hiện đại ngày nay.
Những phân đoạn xương này có niên đại chừng 2 triệu năm - Ảnh: Manuel Dominguez-Rodrigo/Nature
|
Hãng tin UPI cho biết những phân đoạn xương này có niên đại chừng 2 triệu năm được tìm thấy tại Olduvai Gorge, một khu vực từng thu thập được nhiều mẫu cổ sinh vật ở miền bắc Tanzania. Các nhà khoa học nói rằng các hóa thạch thuộc về một loài chưa được xác định rõ thuộc Hominin cổ đại.
Phân tích hình thái và giải phẫu cho thấy những xương này thuộc về loại chi rất linh hoạt, giúp chủ nhân leo trèo lên các thân cây.
UPI dẫn lời nhà khoa học Manuel Dominguez-Rodrigo cho rằng cấu trúc xương bàn tay này gợi ý cho biết rằng con người đã biết cách từ cây cao trèo xuống đất để có cách sinh hoạt thuận lợi hơn.
Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều mẫu vật khác để chứng minh về lý thuyết con người từ trên cây xuống định cư dưới đất từ cách đây 25 triệu năm.
Bình luận (0)