Theo công văn này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) xem xét vụ việc nhận chìm trên tinh thần đúng với các quy định của pháp luật. Thủ tướng cũng giao cho Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển Bình Thuận.
tin liên quan
Hồ sơ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải: Mạo danh nhiều nhà khoa họcTính đến hôm qua, có 3 chuyên gia phản ứng về việc bỗng dưng có tên trong danh sách thành viên Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải ở biển Vĩnh Tân (Bình Thuận).
Trước đó, ngày 26.7, Văn phòng TƯ Đảng đã có văn bản (số 4452) truyền đạt ý kiến của Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng yêu cầu xem xét một cách khoa học, đúng pháp luật về giấy phép cho nhận chìm ở biển Vĩnh Tân của Bộ TNMT.
Ngày 24.7, thông báo của VPCP (số 7732) truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì xem xét lại toàn diện đánh giá tác động môi trường, kể cả đánh giá tác động môi trường dự án nhận chìm sau nạo vét mà Bộ TNMT đã cấp phép. Trong trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên gia hay các tổ chức tư vấn nước ngoài tham gia.
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Thường trực Tỉnh ủy đã có báo cáo, kiến nghị lên Thường trực Ban Bí thư để đề nghị xem xét thận trọng, khoa học vụ nhận chìm ở biển Vĩnh Tân.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu nhiều phương án, thay vì nhận chìm có thể tận dụng cát sau nạo vét để bồi lấp vùng biển sạt lở.
tin liên quan
Đình chỉ người ký hồ sơ mạo danh các nhà khoa học dự án nhận chìm bùn thải Vĩnh TânÔng Hà Quốc Quân, người ký duyệt hồ sơ được cho là mạo danh 3 nhà khoa học ở dự án nhận chìm bùn thải Vĩnh Tân, bị Bộ Công thương đình chỉ công tác 15 ngày.
Trước đó, ngày 23.6 Bộ TNMT đã cấp giấy phép số 1517 cho phép Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát sau nạo vét bến quay tàu ra vùng biển Vĩnh Tân. Sau đó, giấy phép này đã bị các nhà khoa học và báo chí phản ứng, cho rằng việc nhận chìm sẽ tác động xấu đến môi trường biển.
Bình luận (0)