Theo Russia Today, ông Donald Trump là người phản đối thỏa thuận này. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu trong chuyến thăm châu Âu vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama: “EU và Mỹ là hai khu vực thương mại lớn nhất và tôi luôn luôn hết mình trong việc chốt một thỏa thuận thương mại với Mỹ. Chúng tôi đã làm tốt, cuộc đàm phán giờ đây không thể được hoàn tất nhưng chúng tôi sẽ bám sát vào những gì đã đạt được. Tôi chắc rằng một ngày nào đó, chúng tôi sẽ trở lại với nó”.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chỉ trích thỏa thuận thương mại quốc tế, cam kết loại bỏ các hiệp định này một khi đắc cử. Theo ông Trump, hiệp định thương mại quốc tế tước mất việc làm từ người Mỹ và làm tổn thương sức cạnh tranh của nước này.
EU và Mỹ khởi động đàm phán về Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) cách đây ba năm. Thỏa thuận này tạo ra thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới với 850 triệu người tiêu dùng. TTIP vấp phải nhiều đợt biểu tình ở châu Âu. Những người phản đối cho rằng nó sẽ hủy hoại các tiêu chuẩn của khối trong những lĩnh vực chủ chốt như chăm sóc sức khỏe, thị trường lao động, phúc lợi xã hội và môi trường.
Một thỏa thuận tự do thương mại tương tự của EU với Canada là Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện (CETA) cũng chịu nhiều phản đối. Hơn 160.000 người trên toàn nước Đức từng biểu tình chống CETA hồi tháng 9.
Cả hai hiệp định thương mại đều hứa sẽ cải thiện tình hình giao thương bằng cách giảm thuế quan và các rào cản quản lý, mở ra thị trường lớn cho các loại hàng hóa. Dù vậy, những người phản đối cho rằng TTIP và CETA chỉ có lợi cho doanh nghiệp lớn còn tiêu chuẩn sức khỏe, môi trường sẽ lao dốc. Các thỏa thuận này cho phép công ty có quyền khởi kiện chính phủ vì những chính sách ảnh hưởng đến doanh thu của họ.
tin liên quan
Ông Obama ra sức bảo vệ toàn cầu hóa trong chuyến công du cuối cùngTổng thống Mỹ Barack Obama vừa mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ toàn cầu hóa khi đến Berlin (Đức) trong chuyến thăm châu Âu cuối cùng trước khi rời nhiệm sở.
Bình luận (0)