"Đó không phải là bí mật. Có một bộ phận cụ thể trong chương trình hạt nhân của họ đã bị tấn công trong cuộc tấn công này", Thủ tướng Netanyahu ngày 18.11 phát biểu tại Quốc hội Israel.
Theo Reuters, ông Netanyahu không nêu rõ thành phần bị tấn công. Song Thủ tướng Netanyahu cho rằng cuộc không kích của Israel đã làm chậm con đường phát triển vũ khí hạt nhân, suy yếu khả năng phòng thủ và sản xuất tên lửa của Iran.
Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?
Trong bài phát biểu của mình, ông Netanyahu đã cung cấp thêm một vài chi tiết về mục tiêu mà Israel nhắm vào Iran. Theo đó, hồi tháng 4, cuộc tấn công của Israel vào Iran có quy mô hẹp hơn, phá hủy một trong 4 hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga cung cấp xung quanh Tehran.
Đến ngày 26.10, máy bay chiến đấu của Israel đã thực hiện 3 đợt tấn công vào các mục tiêu quân sự của Iran để đáp trả cuộc không kích khoảng 200 tên lửa đạn đạo của Tehran vào Tel Aviv. Ông Netanyahu nhấn mạnh cuộc tấn công trên đã phá hủy 3 hệ thống còn lại và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho năng lực sản xuất tên lửa đạn đạo của Iran cũng như khả năng sản xuất nhiên liệu rắn, được sử dụng trong tên lửa đạn đạo tầm xa.
Trong một diễn biến khác, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 18.11 đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho những người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở khu vực này đang trở nên tồi tệ hơn.
Theo Reuters, ông Netanyahu không nêu rõ thành phần bị tấn công. Song Thủ tướng Netanyahu cho rằng cuộc không kích của Israel đã làm chậm con đường phát triển vũ khí hạt nhân, suy yếu khả năng phòng thủ và sản xuất tên lửa của Iran.
Trong bài phát biểu của mình, ông Netanyahu đã cung cấp thêm một vài chi tiết về mục tiêu mà Israel nhắm vào Iran. Theo đó, hồi tháng 4, cuộc tấn công của Israel vào Iran có quy mô hẹp hơn, phá hủy một trong 4 hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga cung cấp xung quanh Tehran.
Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết cần phải có "một sự gia tăng viện trợ rất lớn" cho Gaza, nơi phần lớn 2,3 triệu người đã phải sơ tán và hơn 43.922 người Palestine đã thiệt mạng kể từ xung đột Hamas - Israel bùng nổ.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield phát biểu trước Hội đồng Bảo an rằng Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các hành động của Israel nhằm cải thiện tình hình cho người Palestine và đang hợp tác với chính phủ Israel hàng ngày về vấn đề này. "Israel cũng phải khẩn trương thực hiện các bước bổ sung để giảm bớt tình hình nhân đạo thảm khốc ở Gaza", bà Thomas-Greenfield nói.
Israel diệt lãnh đạo truyền thông Hezbollah, không kích mạnh Li Băng, Gaza
Phản hồi lại các thông tin trên, Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc Danny Danon cho hay nước này đã tạo điều kiện cho hàng trăm xe tải cứu trợ vào mỗi tuần nhưng các cơ quan cứu trợ đã không thu thập được số hàng cứu trợ đó và Hamas đã cướp phá xe tải. Hamas đã phủ nhận cáo buộc này.
Ông Danon nhấn mạnh: "Liên Hiệp Quốc không chỉ phải tăng cường nghĩa vụ phân phối viện trợ mà còn phải tập trung vào việc Hamas liên tục cướp viện trợ nhân đạo để nuôi dưỡng những kẻ sát nhân".
Cùng ngày, Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu vào ngày 20.11 về luật cấm bán vũ khí cho Israel. Động thái trên được các nhà lập pháp ủng hộ vì cho rằng Israel đang cản trở các chuyến hàng viện trợ mà người dân Palestine ở Gaza đang rất cần, theo Reuters.
Vào tháng 10, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo rằng Israel có 30 ngày để cải thiện dòng viện trợ tới Gaza để đổi lấy các gói hỗ trợ quân sự từ Mỹ. Gần đây, Mỹ đã kết luận Israel hiện không cản trở việc viện trợ cho Gaza và sẽ tiếp tục các gói viện trợ cho đồng minh, dù Washington thừa nhận tình hình nhân đạo vẫn rất tồi tệ ở vùng đất này.
Bình luận (0)