Thủ tướng Thụy Điển sẵn sàng từ chức

03/12/2014 21:00 GMT+7

(TNO) Những mâu thuẫn trong ngân sách và chính sách mở cửa cho người tị nạn của Thụy Điển là mấu chốt vấn đề khiến Thủ tưởng Stefan Lofven sẵn sàng từ chức, không chấp nhận thương thuyết, AFP cho biết hôm 3.12.

Stefan Lofven tuyên bố rằng ông sẽ từ chức chứ không hiện các kế hoạch về ngân sách của phe đối lập nếu kế hoạch này được chấp thuận ở cuộc bỏ phiếu sắp tới. Ông Lofven đã thất bại trong việc thương lượng về việc bổ sung ngân sách với phe đối lập trung hữu.

Bất đồng ngân sách

Hôm 2.3, Thủ tướng Lofven đàm phán với 4 thành viên của đảng trung hữu xung quanh đề xuất tăng thuế và tăng chi tiêu cho phúc lợi. Tuy nhiên, cuộc họp không đạt kết quả vì phía đối lập vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ tự soạn thảo gói ngân sách mới cho cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.

Ông Lofven kêu gọi bầu cử sớm
Ông Lofven kêu gọi bầu cử sớm - Ảnh: Reuters

Việc “bỏ phiếu ngân sách” là một truyền thống của Thụy Điển, theo đó các đảng đối lập có thể đưa ra một gói ngân sách mới để cạnh tranh với đề xuất của chính phủ đương nhiệm, tờ Al Jazeera trích dẫn. Mâu thuẫn giữa các bên còn liên quan đến việc Thụy Điển cho phép nới lỏng chính sách người nhập cư. Quan trọng nhất là việc mở cửa cho người tị nạn.

Thụy Điển là nước mở cửa cho tất cả những người nhập cư đến từ Syria và một số nước khác. Việc này khiến số đơn xin tị nạn tại đây tăng gấp đôi, 44.000 năm 2012 và dự kiến 83.000 trong năm nay, theo số liệu của BBC. Và đến năm 2015, con số có thể lên đến 95.000 người. Trong khi đó chi phí cho nhóm người này gồm nhà ở, ngôn ngữ, trợ cấp... đã chiếm 1,5% ngân sách Thụy Điển năm 2013.

Vì lẽ đó, ông Lofven muốn tăng thuế, tăng quỹ hoạt động phúc lợi. Bằng không, tất cả phải thống nhất thay đổi luật nhập cư – tị nạn, theo đó phải cắt tới 90% số người tị nạn. Người phát ngôn của đảng Dân chủ Mattias Karlsson gọi chính sách của Thụy Điển hiện tại là “chính sách nhập cư cực đoan”.

Không thương thuyết

Theo kế hoạch, ngày 3.12 là lúc các bên gửi trình kế hoạch ngân sách. Có điều ngay từ lúc này, có vẻ như hiểu được sự yếu thế của gói ngân sách chính phủ, ông Lofven đã tuyên bố sẵn sàng từ chức. "Chúng tôi có thể tổ chức bầu cử ngay lập tức, khi hiến pháp cho phép. Chúng tôi cũng có thể từ chức và có những lựa chọn thay thế khác," ông Lofven nói.

Ông Lofven và thành viên của các đảng liên minh
Ông Lofven và thành viên của các đảng liên minh - Ảnh: Reuters

Việc này xảy ra sau khi tất cả các bên đều buộc chính phủ phải tự xoay sở, hoặc phải thông qua gói ngân sách mới từ các đảng đối lập.

Annie Loof, người đứng đầu đảng Trung tâm nói với tờ Expressen của Thụy Điển: "Chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho ngân sách của chúng tôi và không đàm phán lại ngân sách nữa. Chúng tôi nhấn mạnh chúng tôi nghĩ nó sẽ tốt hơn cho Thụy Điển".

Người phát ngôn của đảng Đổi mới Anna Kinberg Batra cũng có một thông điệp tương tự: "Không có gì thay đổi ở đây cả”.

Theo Al Jazeera, nếu thông qua cuộc bầu cử sớm, nó sẽ cần thêm 3 tháng để thực hiện. Việc này sẽ là “hiện tượng” vì từ năm 1958 đến nay, đây là lần đầu tiên Thụy Điển tổ chức bầu cử sớm.

Dù thế nào, nếu ông Lofven từ chức cũng sẽ dẫn đến sự sụp đổ chính quyền Thụy Điển.

Nhật Đăng

 >> Thụy Điển xác nhận có tàu ngầm lạ trong hải phận
>> Thụy Điển ngừng tìm kiếm tàu ngầm lạ
>> Bí ẩn vụ tàu lạ xâm nhập Thụy Điển
>> Thụy Điển công bố ảnh tàu nước ngoài bí ẩn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.