“Đề xuất được đưa ra là xem xét 'trụ cột thứ hai' của AUKUS và đánh giá trên từng dự án để xem liệu có thể triển khai được hay không. Với lẽ đó, Nhật Bản là ứng viên đương nhiên”, Reuters ngày 9.4 dẫn lời ông Albanese. Ông khẳng định không có đề xuất nào về việc mở rộng thành viên AUKUS.
AUKUS bao gồm 2 trụ cột, trong đó trụ cột thứ hai tập trung vào việc cung cấp các năng lực tiên tiến và chia sẻ công nghệ trên nhiều lĩnh vực như điện toán lượng tử, bội siêu thanh, trí tuệ nhân tạo và công nghệ mạng.
Thỏa thuận AUKUS, được Mỹ, Anh và Úc lập ra vào năm 2021, nằm trong khuôn khổ nỗ lực chung nhằm đương đầu sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc gọi AUKUS là nguy hiểm và cảnh báo liên minh này có thể thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Mỹ trước đây từng cân nhắc kết nạp thêm thành viên vào AUKUS, bao gồm Nhật Bản và New Zealand. Tuy nhiên, điều này có thể gặp những rào cản về hạn chế chia sẻ công nghệ tại Mỹ, cũng như sự do dự từ các bên còn lại.
Theo một nguồn tin ngoại giao, Canberra lo ngại kết nạp thành viên thứ tư sẽ làm phức tạp thêm liên minh này và khiến AUKUS giảm sự quan tâm vào mục tiêu cốt lõi là cung cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc, vốn là trụ cột đầu tiên của thỏa thuận.
Mỹ "cải tổ" bộ chỉ huy quân sự ở Nhật Bản
Một quan chức chính phủ Nhật Bản nói với Reuters rằng các cuộc thảo luận về việc gia nhập liên minh có thể không được Anh hay Úc hoan nghênh, cho đến khi hai nước này có những kết quả cụ thể từ AUKUS.
Vào ngày 10.4 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Washington D.C. Nội dung cuộc gặp dự kiến có đề cập đến khả năng Tokyo tham gia vào những dự án trong khuôn khổ trụ cột thứ hai của AUKUS.
Bình luận (0)