- Cosplay tại Hà Nội và TP.HCM: Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười
- Otaku Fight: Hyper Battle - Lời chúc đầu năm cho cộng đồng coser Việt
- Phóng sự ảnh: ngắm cosplay tại Lễ hội mùa đông Fuyu Matsuri
Cosplay đã du nhập vào Việt Nam từ khá lâu và trở thành loại hình giao lưu, giải trí thú vị của giới trẻ. Tính đến nay, đây có thể được xem là "sân chơi riêng" của lứa tuổi thanh - thiếu niên, tuy nhiên, muốn theo đuổi cosplay cũng đòi hỏi rất nhiều thứ bởi mỗi bộ trang phục là một câu chuyện, mỗi nhân vật mà họ hóa thân vào đều có tính cách và đặc điểm riêng biệt.
Bên cạnh các bộ trang phục được thiết kế tỉ mỉ, người chơi cosplay - hay cosplayer hoặc coser - còn phải được trang điểm cẩn thận, sao cho càng giống nhân vật được cos càng tốt. Cao hơn, các coser còn phải thể hiện được các hành động, dáng đi đứng, phong cách... tóm gọn lại là thần thái của nhân vật mỗi khi trình diễn.
Bên cạnh các cách cosplay thông thường, nếu dạo một vòng quanh các sự kiện cosplay, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh những chàng trai hóa thân vào các hình tượng nhân vật nữ, hoặc ngược lại, bạn nữ hóa thân thành nhân vật nam. Nếu là giới ngoại đạo, bạn ắt hẳn sẽ thấy kỳ cục và nhanh chóng đặt dấu hỏi lớn về nó. Tuy nhiên, cái gì cũng có lí do của nó.
Ví dụ: Một bạn nữ cực thích nhân vật Harry Potter và muốn hóa thân thành anh chàng phù thủy này thì sao? Trong cosplay, sự khác biệt về giới tính chắc chắn không ngăn cản được họ ngừng lại sự đam mê của mình. Và thế là chúng ta có một cô nàng trong vai Harry Potter chính hiệu.
Một nhóm bạn nữ tại TP.HCM cosplay Harry Potter tại lễ hội Fuyu Matsuri
Hoặc giả như, trong truyên tranh Nhật Bản (cái nôi sinh ra cosplay), có rất nhiều nhân vật nữ được hâm mộ rộng rãi lại có ngoại hình, hành động và tính cách rất nam tính. Nếu bước ra ngoài đời thật, một bạn nữ sẽ rất khó có thể hóa thân, trình diễn đúng với thần thái và cốt cách của nhân vật. Trong trường hợp này, một bạn nam cosplay thành nhân vật nữ sẽ nhiều khả năng thành công hơn.
Kể từ đây khái niệm về “Crossplay” - là từ ghép của "Cross" và "Cosplay" - bắt đầu hình thành. Trong giới cosplay quốc tế, cụm từ crossplay có nghĩa là cosplay khác giới tính - tức coser nam hóa thân thành nhân vật nữ hoặc ngược lại. Tại Việt Nam, giới cosplay thường gọi khá niệm này là “Trap” hoặc "Retrap".
Coser Cơm Nắm (nam) và trang phục nữ tướng Irelia Băng Kiếm trong LMHT
Coser Demon Bo và trang phục Đông Phương Bất Bại phiên bản điện ảnh
Cụ thể, Trap dùng để chỉ những coser nam cosplay thành những nhân vật nữ. Trong giới coser quốc tế và cả ở Việt Nam, xu hướng này ngày càng mạnh lên vì lắm lúc, các chàng trai hóa trang thành nhân vật nữ lại còn đẹp hơn cà những nữ coser đã từng cosplay. Đẹp hơn và khó phân biệt được người cosplay thật ra lại là nam, đưa người xem dính vào một cái bẫy khó tin đã hình thành nên thuật ngữ Trap (dịch nghĩa: Cài bẫy).
Coser Kiyoshi của Trung Quốc luôn làm người hâm mộ bất ngờ khi anh cosplay nhân vật nữ
Không thể biết được Frank Wolf là nam hay nữ khi hóa thân thành Pikachu
Tại Việt Nam khá nhiều Trapper luôn khiến cho ta phải đặt câu hỏi “Liệu đây là nam hay nữ”
Trái ngược lại với Trap, Retrap dùng để chỉ những coser nữ nhưng cosplay thành nhân vật nam. Tương tự, Retrap được xem là thành công khi người xem gật gù về vẻ đẹp trai của coser và không thể nhận ra giới tính nữa của họ. Thậm chí ở Tp.Hồ Chí Minh mỗi khi coser Sil Khuyến Mãi cosplay với gương mặt điển trai của mình, chị đã hút hồn khá nhiều fan nữ.
Coser “Sil khuyến mãi” luôn hút hồn fan nữ với nét đẹp trai của mình
Nhìn chung thì phong trào Trap và Retrap trong giới cosplay Việt Nam đang ngày nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng coser "cài bẫy" người xem thành công đến nay chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này xuất phát từ đòi hỏi phải chuẩn bị hết sức công phu ở khâu make up và chuẩn bị trang phục để cosplay.
Nhân nói về sự đầu tư công phu, với giới cosplay Trap (nam cosplay thành nữ), một số còn đầu tư hơn hẳn về ngoại hình khi tự chế cho mình... bộ ngực giả.
Đổ khuôn và nhào nặn để... chế đạo cụ cosplay
Tuy chỉ là một sân chơi còn khá mới mẻ, nhưng cosplay bản chất rất đa dạng. Chỉ riêng các nhân vật trong anime, manga... (Nhật), hoạt hình, truyện tranh, phim ảnh (phương Tây) đã là vô số kể, chưa kể các loại hình khác - như Trap và Retrap - biến cosplay trở thành môn chơi phi giới tính.
Nếu bạn là người ngoại đạo, tham gia các sự kiện và thấy nam nữ lẫn lộn trong các bộ trang phục cosplay, hãy nhớ ngay đến 2 khái niệm Trap và Retrap trong bài viết này.
Bình luận (0)