Nếu chỉ một hoặc hai giờ thì không sao, nhưng khi nhiệt độ xuống dưới 60 độ C, nguy cơ phát triển vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm tăng lên, tiến sĩ Enzo Palombo, trường đại học Kỹ thuật Swinburne, Úc khuyến cáo, theo Independent.
tin liên quan
Những loại thực phẩm đàn ông nên ăn và không nên ănCách bảo quản thực phẩm an toàn
Nhiệt độ rất quan trọng để kiểm soát sự phát triển của vi sinh vật.
Khung nhiệt độ nguy hiểm là giữa 5 độ C và 60 độ C. Trong khoảng nhiệt độ này, hầu hết các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm đều dễ dàng phát triển. Để tránh khung nhiệt độ nguy hiểm, hãy giữ thực phẩm nóng trên 60 độ C và dưới 5 độ C.
Áp dụng nguyên tắc 2 giờ - 4 giờ cũng có thể giúp tránh ngộ độc thực phẩm từ thức ăn thừa. Nếu thực phẩm dễ hỏng ở vùng nhiệt độ nguy hiểm trong thời gian như sau:• Ít hơn 2 giờ, sử dụng ngay lập tức hoặc lưu trữ an toàn một cách thích hợp.
• Từ 2 - 4 giờ, sử dụng ngay lập tức, không nên lưu trữ nữa.
• Lâu hơn 4 giờ, vứt bỏ ngay.
tin liên quan
Những thứ không nên cất trong tủ lạnhVì vậy, nếu có thức ăn còn thừa trên bàn sau bữa ăn trưa vào một ngày ấm áp, thì có lẽ tốt nhất là chỉ nên ăn trong vòng 4 giờ đó, nếu trễ hơn nên vứt bỏ, theo Independent.
Vi khuẩn và nấm rất thích chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Nó sẽ tiêu thụ thực phẩm và nhân lên, cuối cùng là làm hỏng thức ăn như bánh mì bị mốc hoặc rau xà lách bị úng.
Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường ruột như salmonella gây, campylobacter, E coli hoặc listeria đều có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển đến mức nguy hiểm ngay cả trước khi thực phẩm bị hư hỏng rõ rệt mà không thay đổi mùi, vị hoặc vẻ ngoài.
Thông thường, độ ẩm càng lớn, thực phẩm càng dễ hỏng. Đó là lý do tại sao có thể lưu trữ thực phẩm khô như các loại hạt trong tủ nhưng thực phẩm có độ ẩm cao như thịt và rau tươi sẽ nhanh chóng bị hỏng nếu không được trữ trong tủ lạnh.
tin liên quan
5 loại thực phẩm không nên hâm lại để ănCác nguyên tắc bảo quản thực phẩm
Nước là chìa khóa, và không có nước thì vi sinh vật không thể phát triển được, theo Independent.
Đó là lý do tại sao muối từ lâu đã được sử dụng làm chất bảo quản cho các loại thực phẩm dễ hỏng như thịt. Vì muối liên kết với nước và lấy mất nguồn nước nên vi khuẩn không thể phát triển được.
A xít cũng có thể được sử dụng thông qua quá ngâm giấm hoặc lên men, vì hầu hết các vi khuẩn đều không thích điều kiện a xít.
Tất nhiên, việc nấu chín thức ăn giết chết các vi khuẩn đáng lo ngại, nhưng chúng có thể gây ô nhiễm và phát triển trong thực phẩm vào sau đó.
Nếu không thể muối hoặc ngâm giấm thức ăn, mà còn thức ăn thừa đã nấu chín, cần lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ mà vi khuẩn không thể phát triển được.
Tủ lạnh là lựa chọn hiệu quả và kinh tế nhất.
Muốn lưu trữ thức ăn, hãy chắc chắn đã tránh khung nhiệt độ nguy hiểm mà vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển mạnh nhất.
Bình luận (0)