>> Thực hư về tàu sân bay Trung Quốc
Đó là nhận xét của chuyên gia quốc tế vừa trả lời phỏng vấn Thanh Niên về việc hải quân Trung Quốc tiếp nhận hàng không mẫu hạm đầu tiên trong tình trạng chắp vá. Bắc Kinh sử dụng biện pháp trên khi đang cần thêm thời gian để theo đuổi tham vọng tăng cường thực lực quốc phòng. Các chuyên gia cũng đưa ra một số ý kiến khác về diễn biến này:
|
Giữa lúc căng thẳng đang diễn ra tại biển Đông và Hoa Đông, hải quân Trung Quốc được bàn giao tàu sân bay đầu tiên, vốn còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện. Ông/bà nghĩ sao về động thái trên?
|
Chuyên gia Swee Lean Collin Koh thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore): Có thể đây chỉ là sự trùng hợp vì việc lên kế hoạch tàu sân bay cần rất nhiều thời gian. Tất nhiên, cũng có thể Trung Quốc đang vui sướng vì động thái trên gửi đi một tín hiệu “nhạy cảm” cho các nước láng giềng.
Ông cho rằng việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay có làm thay đổi cán cân quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương?
Chuyên gia Tetsuo Kotani, thuộc Học viện Các vấn đề quốc tế Nhật Bản: Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chỉ có thể dùng để huấn luyện nên chưa thể thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.
Chuyên gia Tetsuo Kotani - Ảnh: JIIA
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc: Trước mắt, tàu Liêu Ninh chưa đủ sức làm điều đó, ngay cả khi nó có thể hoạt động thực sự vào năm 2015. Thậm chí, khi sở hữu thêm 2 tàu sân bay như đồn đoán thì Trung Quốc cũng khó thay đổi cán cân quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương vì khu vực này còn có sự hiện diện của Mỹ. Trong khi hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ mang theo khoảng 30 chiến đấu cơ thì tàu sân bay Mỹ có thể chở đến 100 chiếc. Đồng thời, Mỹ triển khai đến 6 tàu sân bay tại châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ông, các nước trong khu vực nên ứng phó như thế nào đối với chương trình tàu sân bay của Trung Quốc?
Chuyên gia Kotani: Các nước trong khu vực nên tăng cường tàu ngầm để ngăn ngừa hàng không mẫu hạm của Trung Quốc.
|
Chuyên gia Koh: Không cần thiết phải vội vã chạy đua vũ trang một cách thái quá. Một mặt, các nước tăng cường ràng buộc với Trung Quốc thông qua những hợp tác về ngoại giao và chính trị. Mặt khác, các nước bổ sung thêm phương tiện giám sát trên biển cùng máy bay cảnh báo sớm để phát hiện những động thái hải quân bất thường.
Mỹ kết tội gián điệp Reuters ngày 27.9 dẫn thông báo từ Bộ Tư pháp Mỹ cho hay một công dân Trung Quốc tên Steve Lưu, từng làm việc cho nhà thầu quân sự L-3 của Washington. Hội thẩm đoàn liên bang tại New Jersey thống nhất rằng bị cáo họ Lưu, 49 tuổi, phạm 9 tội danh, gồm tội sở hữu trái phép bí mật thương mại, vi phạm luật xuất khẩu và khai man. Theo cáo trạng, suốt thời gian làm việc tại L-3 từ tháng 3.2009 - 11.2010, bị cáo Lưu đánh cắp hàng ngàn hồ sơ về tên lửa, rốc két, máy bay do thám… Ông bị bắt giữ vào ngày 29.11.2010 tại Mỹ khi vừa trở về từ Trung Quốc. Theo Reuters, ông có thể chịu mức án đến 20 năm tù giam cùng 1 triệu USD tiền phạt cho riêng tội danh vi phạm luật xuất khẩu công nghệ. H.G |
Ngô Minh Trí (thực hiện)
Bình luận (0)