Tháng 8.2021, TTS người Việt tên Ngo Dang Toan (22 tuổi) làm nghề mộc cho một công ty tại TP.Takamatsu, tỉnh Kagawa đi chơi lễ ở nhà bạn tại Tokyo và bị nhiễm Covid-19. Do không có người phiên dịch hỗ trợ nên Ngo không thể thông báo với công ty.
Ba nữ TTS người Việt tại Miyagi trả lời phỏng vấn hồi tháng 5 |
The Mainichi |
Hai tuần sau, Ngo quay lại khu ký túc xá của công ty nhưng bị đuổi và bị cho nghỉ việc, trở thành người vô gia cư. Khi Ngo liên lạc với tổ chức giám sát và Tổ chức đào tạo TTS kỹ thuật (OTIT) - cơ quan được chính phủ phê chuẩn để giám sát chương trình TTS, nhân viên tại đây thẳng thừng từ chối và bảo TTS Việt nên “đến đồn cảnh sát”.
Hồi tháng 4.2022, 3 nữ TTS người Việt lên tiếng về việc không được OTIT bảo vệ. Ba TTS trước đó bị buộc thôi việc tại một công ty chế biến thủy sản tại tỉnh Miyagi, được OTIT hứa sẽ giúp đổi chỗ làm nhưng họ vẫn bị thất nghiệp trong hơn nửa năm từ khi mất việc.
OTIT được chính phủ Nhật thành lập vào năm 2017 để tăng cường hướng dẫn các công ty và tổ chức giám sát sau nhiều vụ việc TTS không được trả lương, bị tấn công… TTS được phép liên lạc với OTIT để nhờ hỗ trợ nhưng theo một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giải quyết vấn đề lao động cho người trẻ, nhiều trường hợp OTIT không hỗ trợ cho TTS và các vụ việc không hề được báo cáo. Trước đây, từng có ý kiến đánh giá OTIT chậm chạp trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Hồi tháng 7, Bộ trưởng Tư pháp khi đó là Yoshihisa Furukawa nói rằng chính phủ có ý định đánh giá toàn diện chương trình TTS nhưng vẫn còn đó những dấu hỏi về việc liệu chương trình có thật sự hỗ trợ những TTS mới đến. Theo The Mainichi, chính phủ Nhật dự kiến lập tổ chuyên môn trong mùa thu này để thảo luận về việc đánh giá hệ thống TTS kỹ thuật. Tuy nhiên, một đại diện Cục Di trú Nhật nói chưa thể công bố ngày họp và thành viên tổ chuyên gia gồm những ai.
Bình luận (0)