Thực trạng và giải pháp áp bộ tiêu chuẩn GMP - WHO trong ngành dược phẩm Việt Nam

22/08/2014 05:00 GMT+7

Hiện nay, ngành dược Việt Nam cũng đã sản xuất được một số dạng bào chế hiện đại như thuốc có tác dụng tại đích, thuốc tác dụng kéo dài, hệ điều trị qua da, thuốc tiêm bột sản xuất theo công nghệ bào chế vô khuẩn... các nhà máy đã được nâng cấp đáp ứng tiêu chuẩn 'Thực hành sản xuất thuốc tốt' của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO).

Hiện nay, ngành dược Việt Nam cũng đã sản xuất được một số dạng bào chế hiện đại như thuốc có tác dụng tại đích, thuốc tác dụng kéo dài, hệ điều trị qua da, thuốc tiêm bột sản xuất theo công nghệ bào chế vô khuẩn... các nhà máy đã được nâng cấp đáp ứng tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất thuốc tốt” của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO).

Thực trạng hiện nay

Ngày  13.1.2004, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3886/2004/GĐ-BYT về việc triển khai áp dụng các quy tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” của Tổ chức Y tế thế giới GMP-WHO. Theo đó, đến hết năm 2006, tất cả các cơ sở sản xuất tân dược phải đạt chuẩn. Đến năm 2010, tất cả doanh nghiệp sản xuất thuốc ngoài và thuốc dược liệu phải đạt chuẩn này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chỉ có 79 doanh nghiệp trong số 100 doanh nghiệp tân dược, và 5 doanh nghiệp đông dược như dược phẩm Traphaco là một điển hình trong tổng số 85 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP-WHO. 

Vai trò của GMP-WHO được ứng dụng trong ngành dược như thế nào?

GMP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Good Manufacturing Practices (thực hành tốt sản xuất thuốc) là một trong 5 tiêu chuẩn hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm đảm bảo chất lượng thuốc mà bắt đầu là khâu sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ và bảo quản (GSP), lưu thông phân phối (GDP) đến tiêu thụ (GPP).

Thực hành tốt sản xuất thuốc là hệ thống những quy định chung hay hướng dẫn nhằm đảm bảo các nhà sản xuất có thể cho ra sản phẩm luôn luôn:

- Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký

- An toàn cho người sử dụng

Với quyết tâm của các doanh nghiệp dược hiện nay, cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế trong việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành dược phát triển thì cùng với việc VN trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào cuối thập niên 20, đến thời điểm đó, công nghiệp dược của Việt Nam cũng sẽ đạt được mục tiêu như Chiến lược phát triển ngành dược đến 2020 của Chính phủ đã đề ra.

Nga Cao

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.