Theo DailyMail, hút thuốc có thể làm khô miệng và gia tăng nguy cơ các bệnh về nướu răng. Nhưng các bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên nên tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh nướu răng, nhằm giảm triệu chứng hôi miệng.
Robin Seymourx, giáo sư về nha chu thuộc khoa Nha tại Đại học Newcastle, chỉ ra bệnh nướu răng là nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng. Nguyên nhân là do hàng tỉ các vi khuẩn gây mùi hôi miệng còn dính trong răng, vòm họng do ăn uống hình thành nên chất hơi lưu huỳnh. Từ đó chất hơi lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng. Khi nước miếng hay mô mềm trong miệng không đủ sức giữ chất hơi lưu huỳnh, nó xông ra sẽ làm hôi miệng.
Viện Quốc gia về chăm sóc sức khỏe Nice cho biết có ba hình thức khác nhau của hôi miệng gồm:
- Loại nhẹ do ăn các thực phẩm cay như tỏi, hành tây.
- Bệnh lý liên quan đến nướu răng hay do vệ sinh răng miệng kém.
- Thần kinh căng thẳng gây ra chứng hôi miệng.
Chữa trị bệnh hôi miệng
(TNTS) Hôi miệng không nguy hại đến sức khỏe nhưng làm bạn mất tự tin trong giao tiếp.
Giáo sư Seymour cho hay cần phải tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn chẳng hạn như chảy máu khi đánh răng là một dấu hiệu liên quan đến bệnh nướu răng. Ông cho rằng nhai kẹo cao su có thể giảm mùi hôi hay dùng nước súc miệng, xịt khử mùi. Tuy nhiên nên tránh dùng loại chứa cồn vì có thể gây ung thư miệng.
Hai thành phần được sử dụng chính trong nước súc miệng bao gồm chlorhexidine (CHX) và cetylpyridinium chloride (CPC) để tẩy các mảng bám bên trong miệng. Nhưng chất CHX có thể ảnh hưởng đến màu răng và vị giác của lưỡi. Ông nhấn mạnh khi lựa chọn các loại nước súc miệng nên đọc kỹ các thành phần nhằm tránh những tác hại không mong muốn.
Bình luận (0)