Chiếc xe hơi chạy chầm chậm lại, cửa kính xe hạ xuống từ từ, một cánh tay con nít thò ra kèm một bịch rác bay vèo ra ngoài, cảnh tượng sau đó là rác từ bịch xốp bị bung ra văng tung tóe một góc đường. Chiếc xe lao vút đi vẳng lại tiếng cười khanh khách thích thú của trẻ con.
Trước cổng một khu du lịch có ghi rõ:“Trẻ em trên 9 tuổi giá vé bằng người lớn”. Một người mẹ khi được hỏi con mình mấy tuổi đã trả lời người bán vé là “Tám”. Qua khỏi cổng, cô bé cứ níu áo hỏi mẹ: “Sao con mười tuổi rồi mà mẹ cứ nói con tám tuổi?”.
tin liên quan
Thưởng thức và chia sẻ: Những tấm giấy khenKhông ít lần trong siêu thị tôi gặp một cô, cậu bé nào đó với đồ đạc lỉnh kỉnh trên tay xin được ưu tiên tính tiền trước. Sẽ chẳng có gì đáng nói khi trẻ con luôn được ưu tiên mọi lúc mọi nơi, nhưng tôi không khỏi nghĩ ngợi khi thấy cách đó không xa, ba hoặc mẹ của những đứa trẻ ấy đang hài lòng khi thấy con mình khôn (lỏi).
Chúng ta thường dạy trẻ con những bài học rèn luyện nhân cách kiểu như không được xả rác nơi công cộng, phải trung thực, khiêm tốn và trên kính dưới nhường, những bài học đạo đức từ lúc vỡ lòng trên sách giáo khoa lẫn những lời nhắc nhở, giáo huấn trong gia đình. Tuy nhiên, người lớn đôi khi vô tình lại dạy con những điều hoàn toàn trái ngược mà không nhận ra việc họ làm gương từ chính hành vi, thái độ của mình mới là bài học dạy con hiệu quả nhất.
Bình luận (0)