Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết, tập đoàn công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã phải “cúi đầu” trước sự phản đối từ phía các cơ quan quản lý, chấm dứt thỏa thuận mua lại được xem là lớn nhất của ngành công nghiệp chip.
Theo một số nguồn tin giấu tên, SoftBank hiện có kế hoạch IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) Arm thay cho thương vụ không thành với Nvidia. Hoạt động IPO dự kiến sẽ diễn ra trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.2023.
Được biết, Giám đốc điều hành của Arm Simon Segars đã từ chức, giao công việc lại cho Chủ tịch Rene Haas. Một nguồn tin nói rằng động thái này không liên quan đến sự thất bại của thỏa thuận. Ông Segars là một trong những nhân viên đầu tiên của Arm, ông đã nỗ lực vượt qua các cấp bậc để trở thành giám đốc điều hành vào năm 2013. Ông tiếp tục lãnh đạo công ty sau khi Arm được SoftBank mua lại vào năm 2016.
Nvidia thông báo mua lại Arm vào tháng 9.2020, nhằm nắm quyền kiểm soát công nghệ chip được sử dụng trong mọi thứ |
chụp màn hình Nikkei |
Theo Financial Times, giao dịch Nvidia - Arm đã thất bại vào ngày 7.2. Tháng trước, Bloomberg báo cáo Nvidia đang âm thầm chuẩn bị kết thúc thỏa thuận. SoftBank và Arm được quyền giữ 2 tỉ USD mà Nvidia đã trả khi ký kết, bao gồm 1,25 tỉ USD “phí chia tay”.
Nvidia thông báo mua lại Arm vào tháng 9.2020, với mục đích nắm quyền kiểm soát công nghệ chip được sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến thiết bị nhà máy. Tuy nhiên, giao dịch trị giá 40 tỉ USD đã vấp phải sự phản đối ngay từ đầu. Các khách hàng của Arm tỏ thái độ xem thường, còn các cơ quan quản lý cam kết sẽ xem xét kỹ lưỡng thỏa thuận.
Vụ mua bán bị giáng đòn nặng nề nhất vào tháng 12.2021, khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ khởi kiện để ngăn chặn, vì cho rằng Nvidia sẽ giành quá nhiều quyền kiểm soát đối với thiết kế chip được sử dụng bởi các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Thỏa thuận cũng cần phải được chấp thuận ở Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và Vương quốc Anh, nơi Arm đặt trụ sở.
Giá trị của Arm luôn mang tính trung lập, điều mà SoftBank, vốn không cạnh tranh với bất kỳ khách hàng công nghệ nào, đã duy trì. Tuy nhiên, sau khi Nvidia công bố thỏa thuận, nhiều người lo ngại rằng giá trị của Arm sẽ bị phá hủy bởi sự thay đổi quyền sở hữu, hoặc sẽ bị mất cơ hội nhận được ký kết từ các chính phủ trên thế giới. Nvidia đã hứa sẽ giữ tính trung lập của Arm và rót tiền vào đầu tư. Khi thương vụ không thành, Arm sẽ phải đối mặt với thị trường đại chúng, nơi chi tiêu và các ưu tiên của công ty có thể gặp phải những thách thức mới.
Thiết kế và công nghệ của Arm, vốn được cấp phép cho các công ty sản xuất chip riêng, là nền tảng của hầu hết các điện thoại thông minh trên thế giới. Arm cũng đang đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực máy tính cá nhân, ô tô và trung tâm dữ liệu. Khách hàng của Arm bao gồm Apple, Amazon và Google. Ngoài ra, còn có các nhà sản xuất chip cạnh tranh trực tiếp với Nvidia như Intel và Qualcomm.
Thỏa thuận với Arm gặp khó khăn không ảnh hưởng nhiều đến cổ phiếu của Nvidia. Ngay cả sau đợt sụt giảm gần đây, cổ phiếu của hãng này vẫn tăng hơn 80% trong 12 tháng qua. Nvidia đã xây dựng thành công danh tiếng trong việc sản xuất bộ xử lý đồ họa 3D cho trò chơi điện tử. Nvidia cũng đã và đang mở rộng sang máy chủ và các thị trường khác để trở thành công ty chip lớn nhất của Mỹ tính theo giá trị thị trường.
Trong diễn biến khác, thương vụ Nvidia - Arm thất bại đã làm dấy lên căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ về chip. Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho chất bán dẫn, trong khi Mỹ là nơi có hầu hết các công ty chip trên thế giới tính theo doanh thu. Điều đó khiến hai nước có những lợi ích khác nhau trong việc xem xét Nvidia mua lại Arm.
Bình luận (0)