‘Tỉ phú ve chai bị làm khó?': Tòa không tiếp nhận vụ việc

04/05/2015 20:05 GMT+7

(TNO) Liên quan đến vụ “Tỉ phú ve chai”, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết sẽ chuyển hồ sơ xác nhận chủ sở hữu 5 triệu yen cho TAND Q.Tân Bình giải quyết, nhưng Chánh án TAND quận này cho rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền của tòa.

(TNO) Liên quan đến vụ “Tỉ phú ve chai”, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết sẽ chuyển hồ sơ xác nhận chủ sở hữu 5 triệu yen cho TAND Q.Tân Bình giải quyết, nhưng Chánh án TAND quận này cho rằng vụ việc không thuộc thẩm quyền của tòa.

Chị Hồng vẫn hàng ngày mưu sinh bằng việc mua ve chai - Ảnh: Lam NgọcBà Hồng vẫn hằng ngày mưu sinh bằng việc mua ve chai - Ảnh: Lam Ngọc
Bà Hồng sẽ nhận được bao nhiêu tiền?
Chiều 4.5, ông Nguyễn Văn Trí, Chánh án TAND Q.Tân Bình cho biết, vào ngày 13.4, phía tòa án có nhận được văn bản của Cơ quan CSĐT Công an Q.Tân Bình. Theo đó, phía Công an Q.Tân Bình cho rằng do bà Phạm Thị Ngọt có làm đơn gửi công an xin nhận lại số tiền 5 triệu yen cùng việc bà Huỳnh Thị Ánh Hồng (người nhặt được 5 triệu yen - PV) cũng có đơn mong muốn nhận tài sản nên thẩm quyền xét xử tranh chấp thuộc về tòa án quận. Do đó, Cơ quan CSĐT-Công an Q.Tân Bình chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến TAND Q.Tân Bình tiếp nhận giải quyết theo thẩm quyền. Tuy nhiên, theo ông Trí, bà Ngọt chỉ đơn thuần gửi đơn xin nhận lại tiền chứ không phải phát sinh tranh chấp về số tiền này nên tòa sẽ không tiếp nhận hồ sơ để giải quyết.
Trường hợp bà Ngọt không phải là chủ, liệu bà Hồng sẽ nhận được bao nhiêu tiền trong tổng số 5 triệu yen, TS Đoàn Thị Phương Diệp, Khoa Luật, ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết trước hết cần xác định 5 triệu yen này là loại tài sản nào trong hai loại tài sản đang được tranh cãi: tài sản là vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu; tài sản là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên.
Theo TS Diệp, vì bà Hồng nhặt được 5 triệu yen trong loa thùng, có thể thấy, tình huống này gần nhất với loại tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, mà cụ thể là tài sản bị bỏ quên. Vì tình trạng tồn tại của tài sản là trong một chiếc loa thùng, gần với một dạng xử sự cất tiền ở một chỗ kín đáo và sau một thời gian dài thì quên. Điều 241, Bộ luật Dân sự 2005 về việc xác lập quyền sở hữu do người khác đánh rơi, bỏ quên quy định: “Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước”.
Cùng quan điểm, PGS.TS Đỗ Văn Đại, giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng khối tài sản trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 241, Bộ luật Dân sự về “Vật do người khác đánh rơi, bỏ quên” vì việc đưa số tài sản trên vào trong thùng loa là cố ý nhưng sau đó thùng loa này được chuyển cho người khác nên khối tài sản trong thùng loa thuộc trường hợp tài sản của người khác đánh rơi hoặc bỏ quên. Vì số tiền 5 triệu yên tương đương khoảng 1 tỉ đồng nên sau khi trừ chi phí bảo quản thì chị Hồng sẽ được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
Nếu luật quy định chưa rõ và đang có sự tranh cãi, bà Hồng sẽ nhận được toàn bộ số tiền 5 triệu yen hay chỉ một phần thì các nhà làm luật cũng như các cơ quan thẩm quyền có nhiệm vụ ra quyết định chi trả nên tiến hành chi trả theo nguyên tắc có lợi cho bà Hồng thì sẽ phù hợp hơn. (Luật sư Hà Hải, Đoàn luật sư TP.HCM)
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.