* Hàng trăm đoàn đại biểu đến viếng nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
* Người tạo diện mạo cho ĐBSCL
* Báo chí quốc tế viết về nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
* Người bạn lớn của bóng đá trẻ Việt Nam
* Một bộ óc lớn đã ngừng tư duy
* Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần
* Tiễn chú Sáu
*Tính cách của người "Nam Kỳ Khởi Nghĩa"
Lễ viếng Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (VTV)
Nhưng, về sau, qua suốt cuộc đời hoạt động cách mạng rồi xây dựng bảo vệ đất nước, trải bao thăng trầm của thế cuộc, bao đau thương mình và gia đình mình từng trải cùng nhân dân, bao chiêm nghiệm về lẽ biến lẽ thường trong đời sống, Ông Võ Văn Kiệt đã nhìn thấy trong cái tên bí danh “Sáu Dân” giản dị của mình mang nặng một lý tưởng: vì Dân. Đó là lý tưởng có từ thời các Vua Trần, có từ thời Nguyễn Trãi, có trong thơ Nguyễn Du, thơ Cao Bá Quát, đặc biệt là trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, có trong những lời kêu gọi thống thiết cháy lòng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Và có trong tư tưởng, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một truyền thống của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: yêu nước luôn gắn liền với yêu dân, đấu tranh cho độc lập của Tổ quốc chính là để cho nhân dân được tự do, hạnh phúc, để “Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, như Bác Hồ hằng tâm niệm.
Đông đảo người dân đến viếng lễ tang - Ảnh: TTXVN |
Mười mấy năm trước, đang giữ trọng trách Thủ tướng Chính phủ, sau khi thực hiện thành công dự án đường điện cao thế 500KV Bắc Nam dài 1.400 km, Ông Kiệt đã nghĩ ngay tới miền Trung - một miền đất dữ dằn, khắc nghiệt, nơi có nhân dân rất anh hùng nhưng luôn phải sống trong tình trạng bấp bênh giữa đói nghèo và thiên tai. Và dự án nhà máy lọc hóa dầu và khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi đã được tượng hình. Ngay khi rất nhiều người dân Quảng Ngãi chưa biết tới địa danh Dung Quất, càng không thể biết Dung Quất sẽ là nơi đặt khu công nghiệp lọc hóa dầu đầu tiên trong cả nước, thì Dung Quất đã nằm trong tư duy, dự tính và kế hoạch của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Giống như khi Ông Kiệt quyết về dự án đường dây 500KV hay dự án quốc lộ Hồ Chí Minh, quyết định của Ông Kiệt chọn Dung Quất làm khu công nghiệp lọc hóa dầu không phải đã được mọi ý kiến đồng tình ủng hộ. Nhiều ý kiến phản biện đã được nêu ra, nhiều khó khăn được nhắc tới, nhiều lợi ích được bàn cãi, nhưng cuối cùng, tư tưởng “Vì Dân” của “Ông Sáu vì Dân” đã chiến thắng. Ông Sáu Dân chọn Dung Quất làm nhà máy lọc hóa dầu là chọn nơi đặt một điểm tựa, một động lực cho cả miền Trung cất cánh, là tạo những điều kiện cho nhân dân miền Trung thoát cảnh khổ nghèo. Quê hương của Ông Sáu Dân chính là nhân dân Việt Nam, dù là nhân dân ở đồng bằng Bắc Bộ, nhân dân miền Trung, Tây Nguyên hay nhân dân đồng bằng sông Cửu Long... Làm gì cho nhân dân Việt Nam bớt khổ, thoát nghèo, và tiến tới sung túc chính là Ông Sáu Dân đã làm vì quê hương mình.
Ngay trong thời gian Quảng Ngãi phát động “di dân Dung Quất lấy đất nền cho nhà máy lọc dầu”, Ông Võ Văn Kiệt đã không ít lần về tận Dung Quất, gặp người dân ở đó, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ để tìm ra quyết sách hợp lòng dân nhất. Và “Ông Sáu vì Dân” đã chỉ đạo, thay vì “di dân” theo kiểu “bứng sạch gốc”, thì với khu kinh tế Dung Quất nên dùng chính sách “dãn dân” theo kiểu “cài răng lược”, làm sao để các khu công nghiệp vẫn bảo đảm hoạt động bình thường mà người dân Dung Quất - chủ yếu là nông dân - vẫn có thể sống bên cạnh hay ngay trong lòng khu công nghiệp để tham gia làm công nhân, làm dịch vụ, và được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động công nghiệp. Trong một lần về thăm Dung Quất, Ông Kiệt đã nói, đại ý: “Chúng ta làm công nghiệp hóa là để nông dân có cơ hội vươn lên một đời sống dễ chịu hơn, được hưởng lợi trực tiếp từ công nghiệp hóa, chứ không phải để bị bần cùng hóa, bị xua đuổi khỏi mảnh đất bao đời họ đã sống và canh tác, bị gạt ra bên lề của tiến trình công nghiệp hóa”.
Tư tưởng vì dân là tư tưởng xuyên suốt, tư tưởng lớn nhất của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đó là tư tưởng và là hành động suốt đời Ông, nhưng sự phát triển của nó không hề theo một đường thẳng giản đơn, không phải là chuyện “xưa bày nay làm”. Tư tưởng ấy sáng chói được như ở ngày hôm nay là kết quả của bao thao thức, kiếm tìm, trăn trở, từ sự chân thành nhìn nhận những sai lầm ấu trĩ tới sự quyết liệt trong suy nghĩ trong hành động vì mục tiêu Đổi mới đất nước và cũng là đổi mới tư duy đổi mới cách nhìn nhận của chính mình.
Những bài báo, những phát biểu đầy tâm huyết trong những năm gần đây của “Ông Sáu vì Dân”, thực ra, đã có gốc rễ từ những năm tháng hoạt động cách mạng, nhất là từ hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ mà Ông đã trực tiếp tham gia như một người yêu nước và như một nhà lãnh đạo. Như tư tưởng hòa giải, hòa hợp dân tộc đã có trong Ông Kiệt từ những năm Ông trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác binh vận ở Trung ương Cục (Cục R). Tôi có biết chút ít vì khi đó tôi là phóng viên chiến trường thuộc “khu vực binh vận” này, và Ông Sáu Dân là thủ trưởng cao nhất của chúng tôi. Khi Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với một biểu tượng hãi hùng là “Thay màu da trên xác chết”, chúng tôi trực tiếp xuống chiến trường để tìm hiểu viết bài đưa tin, đã nhận được những chỉ đạo cụ thể từ “Tổng hành dinh” của Ông Sáu Dân - một ngôi nhà sàn nhỏ trong khu rừng bên bờ sông Vàm Cỏ Đông. Tư tưởng xuyên suốt từ những chỉ đạo ấy là: đây là cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra, nhưng xương máu lại là của người Việt. Mỹ rồi trước sau gì cũng về Mỹ, còn người Việt ở hai bờ một chiến tuyến sẽ sống với nhau thế nào, sẽ nhìn mặt nhau ra sao một khi đất nước hòa bình? Câu hỏi ấy đã không thể trả lời dễ dàng suốt bao nhiêu năm nay, và “hòa giải hòa hợp dân tộc” luôn là một nỗi niềm đau đáu nhất trong lòng dạ Ông Sáu Dân - con người Việt nhân hậu và biết khoan dung này.
“Biết tự hào nhưng phải biết khoan dung, đó mới thực sự là người Việt”. Ông Sáu Dân đã có lần nói như vậy. Biết nén nỗi đau của cá nhân mình, gia đình mình mà nghĩ tới, mà sẻ chia, mà thông cảm nỗi đau của những người dân Việt bình thường khác, kể cả những người Việt vì rất nhiều lý do phải đứng ở chiến tuyến đối lập trong cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra mà nạn nhân là tất cả người Việt, Ông Sáu Dân đã có được cái tâm mà ngày xưa Nguyễn Trãi đã có.
Ở nơi suối vàng, Ông Sáu Dân chắc còn đau vì đã không làm được nhiều hơn cho dân cho nước, một nỗi niềm thiên thu của những Người Hiền.
TT
Người Vĩnh Long tiễn đưa chú Sáu Trong cơn mưa rả rích, dòng người vẫn thầm lặng tiến về UBND tỉnh Vĩnh Long thắp hương tiễn đưa người con trung dũng của đất học. Chị Nguyễn Thị Kim Thủy, 44 tuổi, ấp Phú Thọ, xã Nhân Phú, huyện Măng Thít đang nhờ ông Nguyễn Hòa Bình, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long hướng dẫn cho con chị điền tên vào dòng người kính tang. Khi thắp nén hương, chị Thủy òa lên khóc nức nở: "Chú Sáu ơi, sao chú đi quá sớm. Những quyển sách viết về chú con đọc chưa trọn vẹn!". Chị Thủy chưa một lần được cầm tay hay gặp mặt chú Sáu nhưng nhân cách sống bình dị, gần dân của chú Sáu đã ghi sâu vào lòng người phụ nữ quê mùa này. Chị có đứa con trai đang học ở Sài Gòn, mỗi lần lên thăm con chị đều nhờ con đưa ra các nhà sách tìm mua cho được những quyển sách viết về chú Sáu Dân. Ngày đứa con trai từ Sài Gòn điện về báo tin "Má ơi, ông Sáu mất rồi", chị chới với, tưởng nghe nhầm nên hỏi lại rồi điện thoại các nơi. Chị xin số điện thoại Văn phòng UBND tỉnh rồi ngập ngừng hỏi, chị là người nông dân kính yêu chú Sáu, chú mất rồi chị xin thắp hương đưa tiễn được không. Cán bộ nói "được", chị quá mừng, sáng hôm sau đi thật sớm lên UBND tỉnh. Em Phan Nguyễn Tuyết Ngân, học sinh trường Phổ thông trung học Nguyễn Thông (thị xã Vĩnh Long), là cháu nội của bác Tám Phẩm - anh của chú Sáu Dân - khóc tấm tức và kể rằng kỳ thi này em đã thi đậu tốt nghiệp phổ thông, rồi nức nở: "Ông Sáu nói thi đậu sẽ đưa con lên thành phố học đại học. Ngày con đậu cũng là ông mất con sao vui được đây". Ông Nguyễn Cao Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học dân lập Cửu Long đã thiết tha ngỏ lời xin phép người thân của chú Sáu, xin phép UBND tỉnh cho phép trường thành lập Hội khuyến học mang tên Võ Văn Kiệt. Đây là học bổng mà trường đã thành lập từ hai năm nay nhưng chưa có tên, đã trao học bổng được cho 80 học sinh nghèo bậc phổ thông và sinh viên trường vượt khó học giỏi (trị giá từ 100.000 - 500.000 đồng/suất). Ông Đạt nói: “Tập thể giáo viên và sinh viên trường rất kính yêu chú Sáu Dân. Chúng tôi tha thiết xin được cho phép thành lập hội khuyến học mang tên chú để giúp đỡ cho các sinh viên nghèo, học sinh khó khăn”. Chúng tôi quay về ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nơi chú Sáu chào đời. Các nông dân cố cựu nơi đây vẫn quen gọi ông bằng cái tên thân thương "ông Chín". Chị Đỗ Thị Rượu nhà ở đối diện với nhà của ông kể, gia đình chị trước đây rất nghèo. Lúc đó ông Chín đã làm lãnh đạo nhưng mỗi lần về quê ông đều đi bộ qua nhà hàng xóm thăm hỏi gia đình. Thấy ruộng vườn chị cỏ mọc hoang, ông quở trách chị làm biếng và chỉ chị cách làm ăn. Nghe lời khuyên, chị Rượu đã đầu tư cải tạo 4 công vườn tạp, trồng cam, trồng chanh và một số loại cây rau màu, lại cần cù chịu khó, biết tiết kiệm; dần dà chị Rượu đã khấm khá, xây được nhà đúc khang trang. Khi hay tin ông Chín từ trần, chị Rượu đã không cầm được nước mắt. Không chỉ có gia đình chị Rượu mà các hộ gia đình nghèo khác ở ấp Bình Phụng như hộ bà Hồ Thị Tân, Trần Thị Mỹ, Hồ Văn Lắm đều được ông ghé thăm và động viên, chỉ cách làm ăn mỗi khi về quê. Hiện nay, các hộ này đều đã thoát nghèo. Thế nhưng ly trà, ly rượu chưa bày mâm tạ ơn thì chú Sáu đã đi xa... Thanh Dũng |
“Trong bất cứ cương vị nào, kể cả khi đã nghỉ hưu, bác Sáu đều dành cho Đoàn những quan tâm đặc biệt, khuyến khích đoàn viên thanh niên nêu cao tinh thần dám nghĩ dám làm, góp ý, gợi ý để Đoàn có những chương trình hay phát huy vai trò của mình, tham gia phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bác Sáu để lại rất nhiều bài học nhưng tôi ghi nhớ nhất là lời bác khuyên khi làm việc gì phải xem xét thấu đáo, suy nghĩ kỹ, nhưng lúc đã nhận thức là đúng thì phải làm hết mình, không ngại khổ, ngại khó, làm đến nơi đến chốn...” - Anh Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
|
Ra đi còn để lại biết bao hoài bão Cũng trong sáng qua 14.6, tại Hà Nội các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bậc lão thành cách mạng đại diện các cơ quan, đoàn thể, địa phương và đông đảo nhân dân thủ đô, bạn bè quốc tế đã đến viếng nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 11 Lê Hồng Phong.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phu nhân cố Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Phó thủ tướng Đồng Sĩ Nguyên, đại diện gia đình cố Tổng bí thư Lê Duẩn... và đông đảo đại diện sứ quán các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, CHLB Đức, Belarus, Iceland, CHDCND Lào, Iran, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Singapore, Bangladesh, Malaysia, Nam Phi, Iraq... và đông đảo lãnh đạo địa phương, bộ, ngành cùng gia đình và người thân đã đến từ sớm xếp hàng đặt vòng hoa viếng. Nhiều người bày tỏ xúc động, tiếc nuối trước sự ra đi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. “Anh Giáp đã làm việc nhiều với anh Kiệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cho đến những ngày gần đây các anh thường xuyên trao đổi về tình hình đất nước và cùng bàn bạc góp ý với lãnh đạo. Anh Giáp và chúng tôi nghe tin anh ra đi đột ngột quá, còn bao dự định đóng góp cho sự nghiệp chung! Vô cùng nhớ tiếc Anh. Chúc Anh yên giấc ngàn thu!”. Suốt 37 năm tôi được hân hạnh cộng tác với đồng chí, tôi kính phục đồng chí, một nhà lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước của quân dân: kiên trung, trung thực, giản dị, cần kiệm, dân chủ, đoàn kết trên, dưới, phát huy sức mạnh các tầng lớp nhân dân; coi trọng mở rộng hợp tác quốc tế. Đồng chí mạnh mẽ có tư duy đổi mới, cải cách; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm, trước mọi việc đại sự của đất nước dân tộc. Đồng chí ra đi còn để lại biết bao hoài bão vì Đảng, vì Dân, vì Tổ quốc. Đồng chí ra đi Đảng ta, Nhà nước ta, Nhân dân ta mất một nhà lãnh đạo tài ba, xuất sắc. “Việt Nam đã mất đi một nhà lãnh đạo lớn và một nguồn cảm hứng. Chính phủ Hoa Kỳ xin chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của ông...”. “Thay mặt chính phủ và người dân CHLB Đức tôi xin bày tỏ lời chia buồn sâu sắc. Việt Nam đã mất đi một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Nước Đức đã mất đi một người bạn tin cậy”. Tin, ảnh: T.Sơn |
Thế giới đánh giá cao những đóng góp to lớn của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt Theo Đài phát thanh Bắc Kinh (Trung Quốc), trong điện gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia buồn về việc nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời, Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa Ôn Gia Bảo khẳng định “đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo bậc tiền bối của Việt Nam và người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc. Đồng chí đã cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của Việt Nam, đã cố gắng không mệt mỏi vì sự nghiệp hữu nghị Trung - Việt. Đồng chí Võ Văn Kiệt không may từ trần là sự mất mát của Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam. Tưởng nhớ sâu sắc đồng chí Võ Văn Kiệt”. Báo chí Tây Ban Nha ngày 13.6 đã đăng nhiều bài viết đánh giá cao những đóng góp to lớn của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam. Báo El Pais, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất Tây Ban Nha, bình luận nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt là “tác giả của những thành tựu kinh tế đáng kinh ngạc của Việt Nam, giúp hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo”. Tờ báo cũng đánh giá cao công lao của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, mở đường cho Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc tế. Các trang điện tử EcoDiario.es và gaceta.es của Tây Ban Nha nêu rõ “ông Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo năng động, kiến trúc sư của sự biến đổi nền kinh tế của Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX”. Theo TTXVN |
Bình luận (0)