Tiêm vắc xin Covid-19 mới biết có thai có ảnh hưởng thai nhi không?

16/02/2022 16:27 GMT+7

Em tiêm vắc xin Covid-19 thì phát hiện có thai. Như vậy, em bé có bị ảnh hưởng bởi vắc xin không? Mũi thứ 2 thể tiêm vào thời gian nào? Trước và sau tiêm cần lưu ý những gì ạ? (Thanh Phương, quận 12, TP.HCM).

Trả lời:

Quyết định 3802/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10.8.2021 chính thức cho phép mở rộng đối tượng tiêm chủng vắc xin Covid-19. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên là đối tượng được đưa vào chỉ định tiêm chủng. Vắc xin giúp phụ nữ mang thai không may nhiễm Covid-19 sẽ giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu cũng như giảm nguy cơ nhập viện, diễn tiến bệnh nặng và tử vong.

Với quyết định mới này, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên vẫn có thể tiêm các loại vắc xin phòng Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép, bao gồm AstraZeneca (Anh), Moderna (Mỹ), Pfizer-BioNTech (Mỹ), ngoại trừ vắc xin Sputnik V (Nga) vì theo hướng dẫn, vắc xin này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tiêm vắc xin Covid-19 mới biết có thai có ảnh hưởng thai nhi không?- Ảnh 1.

Hàng nghìn thai phụ từ 13 tuần thai trở lên được khám sàng lọc, tiêm vắc xin phòng Covid-19 và kiểm tra sức khỏe sau tiêm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM từ ngày 13.8.2021

Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ dữ kiện nào trên thế giới ghi nhận vắc xin ngừa Covid-19 ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, vắc xin được tiêm cho thai phụ không chỉ tạo miễn dịch cho chính bản thân người mẹ mà kháng thể được truyền qua nhau thai còn có khả năng tạo được miễn dịch cho thai nhi. Vắc xin Covid-19 an toàn cho cả mẹ và bé, do đó, trường hợp của bạn tiêm rồi mới phát hiện mang thai, bạn hoàn toàn có thể an tâm dưỡng thai.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã được Bộ Y tế cấp phép để triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho sản phụ. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có chuyên khoa Sản, khoa Hồi sức cấp cứu với trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ nhân lực tiêm chủng, xử trí cấp cứu được đào tạo bài bản, kịp thời, sẽ giúp phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người lớn tuổi hoàn thành việc tiêm vắc xin Covid-19 hiệu quả, an toàn.

Trước khi tiêm, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi đủ giấc, không nên quá căng thẳng, lo lắng vì đã có nhân viên y tế theo dõi và hỗ trợ. Thai phụ có thể ăn nhẹ trước khi tiêm. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có chuẩn bị phiếu ăn nhẹ cho mẹ để tránh bị hạ đường huyết trong quá trình chờ tiêm.

Phụ nữ mang thai khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể gặp các phản ứng phụ như người bình thường. Các dấu hiệu thông thường: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn…

Tiêm vắc xin Covid-19 mới biết có thai có ảnh hưởng thai nhi không?- Ảnh 2.

Thai phụ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Sau khi tiêm, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, hẹn lịch khám thai tiếp theo để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Khi về nhà, bạn cần chú ý theo dõi các triệu chứng sau tiêm như sốt, mệt mỏi, đau cơ, dị ứng… Khi có triệu chứng sốt và đau cơ, bạn nên uống 1 viên Panadol 500mg cách mỗi 4 - 6 giờ. Nên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây. Khi có các triệu chứng bất thường khác, bạn có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ.

Nếu vẫn còn lo lắng, bạn có thể theo dõi sát sao thai kỳ với các chuyên gia Sản Phụ khoa. Trong quá trình khám thai có các mốc để thực hiện siêu âm kết hợp xét nghiệm máu nhằm tầm soát các bất thường về nhiễm sắc thể và hình thái thai nhi như 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, 20-24 tuần, 28-32 tuần... Bạn cần nhớ để đi khám và thực hiện tầm soát nhằm phát hiện sớm các bất thường của thai.

Bên cạnh vắc xin phòng Covid-19, phụ nữ mang thai cần tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng tới mẹ và bé, như vắc xin phòng cúm, viêm gan B, uốn ván...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.