|
Mới đây, ngày 30.9, tôi đã chúc mừng sinh nhật lần thứ 95 của anh. Chị (phu nhân của Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành) hỏi anh còn nhớ tôi không? Anh trả lời gọn:
“Sáu Thành”.
Tôi biết Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được gần gũi là cộng sự của anh sau ngày thống nhất đất nước.
Kể về anh có rất nhiều điều không thể kể hết. Ngày 7.1.1950 bị giặc Pháp bắt làm tù binh, được trao trả 29.12.1950 gần thị xã Cai Lậy, Mỹ Tho. Thời gian trong tù, anh đọc được nhiều thông tin y học. Sau này, về Khu 9 nghiên cứu áp dụng thành công 2 công trình khoa học y học là Filatov và Bogomolet.
Lúc dạy học bộ môn lão khoa có các hệ học: bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, cao học, nghiên cứu sinh và đào tạo bác sĩ nội trú bệnh viện. Anh rất mong đạt đến số lượng học viên 100, hiện nay số lượng này đã hơn tới 9 đến 10 lần.
Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành thường tâm sự, dạy bảo chúng tôi cách làm lãnh đạo. Đáng nhớ nhất, anh dạy ở đời có 5 biết làm thành thơ lục bát:
Biết cười, biết nhớ, biết quên
Biết thương, biết ghét mới nên con người
Vẫn còn đây, những người kính trọng biết ơn anh dạy bảo trưởng thành, có người thăng tiến đóng góp cho đời, tiếp nối con đường của anh đi. Vẫn còn đây, một nhân cách và tâm hồn luôn tỏa sáng, một lòng yêu nước thương người bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng làm theo lời dạy của Bác Hồ “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, xin được kính tiễn Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành.
Người thầy có tầm nhìn xa Thầy thành lập bộ môn lão khoa từ năm 1986. Lúc đó dân số ta còn trẻ mà thầy đã nghĩ đến bệnh lão khoa rồi. Đến nay đã 27 năm, dân mình đã lão hóa rồi mà có khối vị phụ trách ngành vẫn chưa quan tâm và cho là không cần thiết. Thế mới biết tầm nhìn xa của thầy. Vào 27 năm trước thầy đã viết hai cuốn sách: Các bệnh thường gặp ở những người có tuổi và Cấp cứu những tình huống ưu tiên ở người có tuổi. Thầy đã thành lập bộ môn lão khoa, viết sách lão khoa để giảng dạy trong ngành y vào 27 năm về trước. Thầy không chỉ có tâm mà còn có tầm. PGS-TS Nguyễn Văn Trí |
Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành sinh ngày 30.9.1919, tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông là nhà khoa học được đào tạo chính quy nhưng trực tiếp tham gia cách mạng và trưởng thành từ thực tế chiến trường. Sau năm 1975, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng sức khỏe Trung ương kiêm Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất. Năm 1980, ông được phong tặng học hàm Giáo sư, ngay trong đợt phong học hàm đầu tiên của nhà nước. Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành là người đặt nền móng cho bộ môn bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam. Ông có nhiều cống hiến cho sự nghiệp y học Việt Nam ở các lĩnh vực điều trị lâm sàng, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phổ cập kiến thức y học, đặc biệt là rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các đồng sự và các thế hệ thầy thuốc đi sau. Với nhiều cống hiến, Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành đã được nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động (năm 1985). Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành là thân phụ của ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ. |
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Thành
(xã Nhị Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh)
>> Tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Ưu tú cho 75 bác sĩ
>> 5.000 thầy thuốc trẻ khám bệnh cho 70.000 người dân
>> Thầy thuốc hiến máu cứu người
>> Tôn vinh thầy thuốc
>> 20 thầy thuốc trẻ nhận giải thưởng Phạm Ngọc Thạch năm 2013
Bình luận (0)