Cụ thể, nội dung là một cậu bé hỏi:
Khi nào con được đi tàu Cát Linh - Hà Đông hả bố? 20 năm sau cậu bé khi đó đã lớn thành một người bố cũng nhận được câu hỏi tương tự từ con trai mình. 20 năm sau nữa, cậu bé đã thành một ông lão tiếp tục được nghe câu hỏi cũ “bao giờ?” từ cháu nội của mình.
tin liên quan
8 lần trễ hẹn, đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể về đíchHiếm có dự án nào trải qua tới 3 đời Bộ trưởng GTVT và nhiều tai tiếng như dự án Cát Linh - Hà Đông, từ chậm tiến độ, đội vốn, mất an toàn gây tai nạn chết người, tổng thầu chây ì, nợ đọng...
Một thứ trưởng ngành phụ trách dự án 7 năm suốt từ khởi công đến thời điểm về hưu dự án còn khoảng 4 - 5% khối lượng, nhưng 2 năm sau khi ông đã nghỉ hưu, dự án vẫn báo cáo tồn khoảng... 1% khối lượng. Một thứ trưởng khác phải thốt lên: “Tiền đã có, đường đã xong, thiết bị đang về, không có lý do gì để chậm trễ thêm nữa”, nhưng dự án vẫn chậm.
Có những thời điểm, tiến độ dự án Cát Linh - Hà Đông đã được đưa ra họp hàng tuần, hàng tháng tại Bộ GTVT, gây sức ép để tổng thầu EPC phải thực hiện đúng trách nhiệm, đúng tiến độ cam kết. Dự án sử dụng vốn vay ưu đãi từ Trung Quốc kèm điều kiện ràng buộc sử dụng tổng thầu Trung Quốc, lần đầu tiên áp dụng mô hình EPC, trong khi tổng thầu chưa hề có kinh nghiệm làm EPC và thi công tại VN. Sự trì trệ trong quá trình thi công đã được đề cập nhiều lần, nhưng vẫn chỉ là nói xong để đó, trong khi chậm trễ khiến dự án đội vốn vay lên tới 40% so với ban đầu.
Tới thời điểm này, dự án gần như đã hoàn thành, chỉ còn vướng mắc ở khâu nghiệm thu và bàn giao, huấn luyện nhân sự, nhưng sự thiếu hợp tác của tổng thầu gây chậm trễ.
Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những hệ lụy tiến độ của dự án Cát Linh - Hà Đông? Và, không chỉ là vấn đề trách nhiệm, Cát Linh - Hà Đông đang là bài học đắt giá từ việc lựa chọn nguồn vốn vay, nhà thầu đến thiết kế các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng. Nếu không sớm rút kinh nghiệm và tăng trách nhiệm, sẽ còn rất nhiều dự án rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan như thế.
Bình luận (0)