Rút giấy phép, cấm hành nghề vĩnh viễn
Chuyện phòng khám Trung Quốc (TQ) lừa khám chữa bệnh gây nhiều thiệt hại cho người bệnh, cả tiền bạc lẫn sức khỏe, đã diễn ra nhiều năm nay. Báo chí phản ánh rất nhiều, thỉnh thoảng các cơ quan chức năng cũng kiểm tra và xử phạt nhưng tại sao họ vẫn tiếp tục qua mặt cơ quan chức năng để hành nghề trái phép? Phải chăng lợi nhuận đem lại cho họ còn lớn hơn nhiều so với tiền bị xử phạt nên họ chưa sợ? Theo tôi, các cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay như rút giấy phép, cấm hành nghề vĩnh viễn đối với những người đã từng vi phạm.
Nguyễn Văn Cường
(Q.12, TP.HCM)
(Q.12, TP.HCM)
tin liên quan
Phạt bác sĩ Trung Quốc hành nghề quá phạm vi cho phépGiám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội báo cáo về kết quả kiểm tra, xử lý Phòng khám đa khoa An Khang về các sai phạm của bác sĩ Trung Quốc tại đây.
Sao lại tiếp tay hại đồng bào ?
Thực tế, các phòng khám TQ hoạt động dưới danh nghĩa một người VN chứ bản thân những người gọi là bác sĩ TQ đó cũng hoạt động trái phép thì làm sao có thể xin phép mở phòng khám được. Như vậy, rõ ràng những người đứng tên cho các phòng khám, những người làm việc cho các phòng khám TQ đã hoặc vô tình, hoặc cố ý tiếp tay cho người TQ lừa gạt. Phải chăng vì đồng tiền mà nhiều người đã bất chấp tất cả? Hy vọng qua những vụ việc vừa qua, những người VN làm thuê hay hợp tác với “bác sĩ” TQ hãy tỉnh ngộ, đừng vì đồng tiền mà hại đồng bào mình, ngay chính trên quê hương mình.
Trần Ngọc Hùng
(Q.10, TP.HCM)
(Q.10, TP.HCM)
Đề cao cảnh giác
Hơn ai hết, chính những bệnh nhân mới là người tự cứu mình. Nếu vào khám bệnh mà thấy người TQ và làm việc thiếu chuyên nghiệp, có dấu hiệu “nổ”, thu tiền cao thì phải dừng ngay. Song song đó nên báo cho chính quyền địa phương để kiểm tra và xử lý. Nếu những bệnh nhân không đến các phòng khám này thì làm sao họ có đất sống để tiếp tục tung hoành. Người nước ngoài còn sang VN để khám chữa bệnh thì tại sao người VN lại đi khám ở những cơ sở của TQ, vừa không đảm bảo chất lượng, vừa mất nhiều tiền.
Nguyễn Minh Hoàng
(Q.Tân Phú, TP.HCM)
(Q.Tân Phú, TP.HCM)
Phải tăng cường quản lý
Khám, chữa bệnh liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân nên các cơ quan quản lý cần phải thật mạnh tay hơn nữa với các phòng khám kém chất lượng, trái phép. Không thể chấp nhận các phòng khám TQ mọc nhan nhản khắp nơi, tung hoành móc túi người bệnh. Cần phải mạnh tay với cá nhân, tổ chức mở phòng khám TQ, chỉ cần vi phạm một lần là phải cấm hành nghề vĩnh viễn, nếu tái phạm thì trục xuất về nước, cấm nhập cảnh trở lại. Đối với những người VN tiếp tay cho các phòng khám phải xử phạt thật nặng, thậm chí có thể rút giấy phép hành nghề y.
Nguyễn Thị Diễm Trang
(Q.10, TP.HCM)
(Q.10, TP.HCM)
tin liên quan
Phòng khám không phép 'nổ' chữa bệnh khó trên FacebookHai phòng khám đông y lên Facebook quảng bá chữa được nhiều loại bệnh khó... thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ. Nhưng khi cơ quan y tế kiểm tra thì cả hai đều hành nghề không phép cùng rất nhiều vi phạm.
Quản lý từ địa phương
Thiết nghĩ, nếu cơ quan nhà nước có quyết tâm thì không khó để phát hiện và kiểm tra hết các cơ sở khám chữa bệnh chui của người TQ tại VN. Nên chăng phải quy định về trách nhiệm của từng địa phương, nếu địa phương nào để tình trạng các phòng khám TQ hoạt động trái phép thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm, giống như chịu trách nhiệm với vỉa hè vậy.
Trần Anh Dũng
(Q.Gò Vấp, TP.HCM)
(Q.Gò Vấp, TP.HCM)
Trách nhiệm của cơ quan quản lý y tế
Bác sĩ trong nước mà mở phòng mạch tư thì vừa khai trương có khi đã có thanh tra y tế đến. Vậy tại sao phòng khám TQ hoạt động rầm rộ mà thanh tra y tế địa phương không hay biết? Phải chăng các phòng khám TQ đều có người chống lưng, lâu lâu thanh tra cho có hoặc thanh tra do bị khiếu nại nhiều rồi… thôi? Đã đến lúc các cơ quan quản lý y tế, thanh tra y tế cần tăng cường trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa.
Nguyễn Văn Đáng
(TP.Tân An, Long An)
(TP.Tân An, Long An)
Trần Thị Bạch Tuyết
(Q.9, TP.HCM) Nguyễn Đức Nghĩa
(TP.Đà Nẵng) T.T - Duy Khang
(thực hiện) |
Bình luận (0)