Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Mỹ tin rằng mức độ phơi nhiễm với các hạt độc hại trong không khí chúng ta hít vào có thể liên quan đến việc chúng ta luôn tỉnh táo vào ban đêm.
Nghiên cứu trên được trình bày tại hội nghị quốc tế hằng năm của Hiệp hội Ngực Mỹ, đã đo lượng thời gian ngủ trên giường mỗi đêm của 1.863 người và thấy rằng mức độ hiệu quả của giấc ngủ có thể giảm xuống do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên cơ thể.
tin liên quan
Những điều ít biết về giấc ngủNhững quan niệm sai về giấc ngủ có thể ảnh hưởng cách chúng ta ngủ. Dưới đây là những điều cần biết về giấc ngủ có thể giúp chúng ta điều chỉnh giấc ngủ tốt cho sức khỏe, theo Medical Daily.
Theo đó, việc một người tiếp xúc nhiều hơn với oxit nitơ và các hạt có tên là PM2.5 làm tăng nguy cơ khó ngủ hơn.
"Mũi, xoang và cổ họng có thể bị kích thích bởi những chất gây ô nhiễm và chúng có thể gây ra một số gián đoạn giấc ngủ cũng như các vấn đề hô hấp", Martha Billings, trợ lý giáo sư y khoa của Đại học Washington và là tác giả chính của nghiên cứu.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và ảnh hưởng đến hô hấp và chức năng phổi, nhưng chưa tìm thấy nó cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ô nhiễm không khí gây ra sự kích ứng đường dẫn khí trên và cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và vùng não kiểm soát giấc ngủ.
tin liên quan
3 vấn đề thường gặp với giấc ngủ và cách khắc phụcBạn có hay bị thức giấc lúc nửa đêm và cố cách mấy cũng không tài nào ngủ lại được?
Phát hiện mới này cho thấy khả năng mức độ ô nhiễm không khí có liên quan không chỉ đến bệnh tim, phổi, mà còn ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, cải thiện chất lượng không khí có thể là một cách để tăng cường sức khỏe giấc ngủ.
Bình luận (0)