Các quan chức Ukraine cho biết họ cần tọa độ do Mỹ và các đối tác cung cấp hoặc xác nhận cho phần lớn các cuộc tấn công sử dụng các hệ thống tên lửa tiên tiến từ Mỹ. Đây là điều chưa từng được tiết lộ trước đây, cho thấy vai trò sâu hơn và tích cực hơn của Lầu Năm Góc trong xung đột, theo tường thuật của báo The Washington Post.
Tiết lộ trên được xác nhận bởi ba quan chức cấp cao của Ukraine và một quan chức cấp cao của Mỹ, sau nhiều tháng lực lượng của Kyiv tấn công các mục tiêu Nga - bao gồm sở chỉ huy, kho đạn dược và doanh trại - trên đất Ukraine bằng Hệ thống Rốc két Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp, cũng như các loại vũ khí dẫn đường chính xác tương tự, bao gồm hệ thống rốc két phóng loạt M270.
Ukraine đẩy nhanh đàm phán với đồng minh xin cung cấp tên lửa tầm xa đối phó Nga
Một quan chức cấp cao Ukraine cho biết lực lượng Ukraine gần như không bao giờ sử dụng HIMARS mà không có tọa độ cụ thể được cung cấp bởi quân nhân Mỹ đóng tại một căn cứ ở châu Âu. Các quan chức Ukraine cho rằng điều này có thể giúp Washington tự tin hơn trong việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Kyiv.
Một quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ Ukraine không cần đợi Mỹ chấp thuận về những mục tiêu sẽ tấn công bằng HIMARS và cũng thường tự mình tấn công lực lượng Nga bằng các loại vũ khí khác. Quan chức này cho biết Mỹ cung cấp tọa độ và thông tin mục tiêu chính xác hoàn toàn chỉ với vai trò cố vấn.
Mỹ đóng vai trò tích cực thế nào trong xung đột ở Ukraine qua tiết lộ mới?
Vấn đề này rất nhạy cảm đối với Washington vì những quan ngại về việc gửi tín hiệu sai lầm đến Moscow có thể biến chiến sự trở thành cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga. Điện Kremlin đã nhiều lần cáo buộc Mỹ và các đồng minh NATO tiến hành chiến tranh ủy nhiệm ở Ukraine.
Các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc đã từ chối trả lời các câu hỏi về việc liệu họ có cung cấp tọa độ cho các cuộc tấn công của Ukraine hay không và bằng cách nào, viện dẫn lo ngại về an ninh. Thay vào đó, họ đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh những giới hạn đối với sự tham gia của Mỹ trong xung đột.
“Từ lâu, chúng tôi đã thừa nhận rằng chúng tôi chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine để hỗ trợ họ bảo vệ đất nước trước các cuộc tấn công của Nga và theo thời gian, chúng tôi đã tối ưu hóa cách chúng tôi chia sẻ thông tin để có thể hỗ trợ các yêu cầu và quy trình tấn công mục tiêu của họ với tốc độ và quy mô được cải thiện", tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết trong tuyên bố. “Người Ukraine chịu trách nhiệm tìm kiếm mục tiêu, sắp xếp ưu tiên và sau đó quyết định sẽ tấn công mục tiêu nào. Mỹ không phê duyệt các mục tiêu, chúng tôi cũng không tham gia vào việc lựa chọn hoặc tấn công các mục tiêu”.
Quan chức cấp cao Ukraine nói trên mô tả quá trình xác định mục tiêu một cách chung chung: Quân nhân Ukraine xác định mục tiêu họ muốn tấn công, vị trí và thông tin đó sau đó được gửi tới các chỉ huy cấp cao, rồi người này sẽ chuyển yêu cầu tới các đối tác Mỹ để nhận được tọa độ chính xác hơn. Quan chức này cho biết không phải lúc nào phía Mỹ cũng cung cấp tọa độ được yêu cầu, trong trường hợp đó quân đội Ukraine không khai hỏa.
Nhà báo điều tra thảm sát Mỹ Lai nói Mỹ phá hoại Nord Stream, Washington phủ nhận
Ukraine có thể thực hiện các cuộc tấn công mà không cần sự giúp đỡ của Mỹ, nhưng vì Kyiv không muốn lãng phí đạn dược có giá trị và bỏ lỡ cơ hội nên thường chọn phương án không tấn công nếu không có sự xác nhận của Mỹ, quan chức này cho biết.
Bình luận (0)