Được đặt tên Kamo`oalewa, tiểu hành tinh có kích thước khiêm tốn với bề ngang từ 36,5 đến 60 m. Nó được phát hiện vào năm 2016 nhờ vào công của kính viễn vọng Pan-STARRS thuộc Đài Thiên văn Haleakala trên quần đảo Hawaii (Mỹ).
Những năm qua, tiểu hành tinh gần trái đất này gây ngạc nhiên cho các nhà thiên văn học trái đất vì hành trình kỳ lạ của nó. Kamo`oalewa có vẻ như di chuyển quanh trái đất dù nó thực sự trên quỹ đạo quanh mặt trời.
Năm 2021, các nhà nghiên cứu phát hiện Kamo`oalewa phóng thích và hấp thụ ánh sáng mặt trời khác với những tiểu hành tinh gần trái đất, và lại có nhiều điểm tương đồng như mặt trăng.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) giờ đây đã có chứng cứ ủng hộ giả thuyết rằng tiểu hành tinh trên từng là một phần của mặt trăng, bị tách ra và đẩy vào không gian trong một vụ va chạm từ thời cổ đại, theo báo cáo đăng trên chuyên san Communications Earth & Environment.
"Nếu các cuộc nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận tương tự, Kamo`oalewa sẽ là tiểu hành tinh gần trái đất đầu tiên được công nhận là mảnh vỡ từ mặt trăng.
Mặt trăng đang bị tính non đến hơn 40 triệu năm tuổi
Sử dụng thuật toán số học, đội ngũ chuyên gia giải thích được một số mảnh vỡ (nếu có) từ mặt trăng cũng sẽ chu du trên hành trình tương tự như Kamo`oalewa. Bên cạnh đó, những hõm chảo lớn trên bề mặt chị Hằng cũng xác nhận quá khứ của mặt trăng từng trải qua những sự kiện va chạm với các tiểu hành tinh khác.
Bình luận (0)