Tin tức giáo dục đặc biệt 15.1: Lương thưởng tết cho giáo viên

14/01/2022 22:54 GMT+7

Câu chuyện về lương thưởng cho giáo viên cuối năm lại được đặt ra trong bối cảnh tết sắp đến nhưng năm nay ảnh hưởng vì dịch Covid-19 là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai (15.1.2022).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.1) bàn về những giải pháp xây dựng hình ảnh hiệu trưởng của trường phổ thông.

Việc thưởng tết cho giáo viên mỗi trường mỗi vùng miền khác nhau, tùy vào tiền "tiết kiệm chi" còn nhiều hay ít của trường

phạm hữu

Thưởng tết, nơi có nơi không

Tết đã cận kề, ai cũng mong có ít tiền để mua sắm tết nên mấy hôm nay đến trường, nhiều thầy cô tâm sự với nhau: “Năm nay dịch bệnh không biết có tiền thưởng tết không”?

Từ khi thực hiện chế độ khoán tài chính cho các trường, việc chi tiêu được hiệu trưởng (chủ tài khoản) lên kế hoạch theo quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế này được thông qua ở hội nghị cán bộ, viên chức, với tinh thần thật tiết kiệm để cuối năm có dư thưởng tết cho thầy cô giáo. Việc thưởng tết mỗi trường mỗi vùng miền khác nhau, tùy vào tiền "tiết kiệm chi" còn nhiều hay ít.

Việc thưởng tết cho giáo viên không phải là yêu cầu bắt buộc mà tùy vào mỗi trường. Sau khi chi cho các hoạt động giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, trả lương cho thầy cô giáo..., cuối năm nếu còn dư ít nhiều thì chia cho giáo viên, nếu không thì thôi.

Năm nay dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống người lao động, tất nhiên thầy cô không đứng ngoài khó khăn chung này.

Tình hình thưởng tết giáo viên ra sao và các nhà giáo có đề xuất gì? Nội dung này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.

Định kỳ sát hạch hiệu trưởng?

Tháng 10.2021, Sở GD-ĐT Lâm Đồng quyết định kỷ luật hiệu trưởng trường THPT Đức Trọng với hình thức cách chức vụ hiệu trưởng vì có nhiều sai phạm nghiêm trọng

c.t.v

Nhiều vụ việc lùm xùm ở các trường trong thời gian qua làm nhạt nhòa hình ảnh, vị thế người thầy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng trong đó trách nhiệm hiệu trưởng là cơ bản.

Thực tế này cần đưa ra các giải pháp góp phần xây dựng hình ảnh hiệu trưởng nhà trường phổ thông.

Chẳng hạn, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng hiện nay quy định với các bước tiến hành tuy chặt chẽ nhưng vẫn có thể lách, kết quả phụ thuộc vào cơ cấu chủ quan của cấp trên nhà trường. Vì thế giáo viên miễn cưỡng chấp nhận người đứng đầu của nhà trường. Do đó, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cần điều chỉnh để giáo viên bầu chọn hiệu trưởng thông qua tranh cử giữa các ứng viên đạt chuẩn theo quy định.

Những đề xuất khác giúp người được bầu hiệu trưởng có thể thực hiện tốt chức trách của mình sẽ tiếp tục nêu ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (15.1).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.