Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Bộ GD-ĐT vừa công bố kỳ thi tốt nghiệp năm 2022 về cơ bản không thay đổi so với năm nay. |
Đ.L |
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.10) ghi nhận ý kiến của giáo viên sau thời gian thực hiện giảm tải chương trình do dịch Covid-19, học sinh phải học trực tuyến, đặc biệt ở các khối lớp năm nay áp dụng chương trình- sách giáo khoa mới. Các trường đại học chuẩn bị phương án cho sinh viên trở lại học tập trung ra sao?
Nhiều bất cập, tiêu cực
Do cách tính điểm tốt nghiệp THPT của thí sinh có sự tham gia điểm trung bình học bạ lớp 12 và do các trường ĐH dành một phần chỉ tiêu cho xét tuyển bằng học bạ nên những năm qua có hiện tượng“nới lỏng” điểm học tập cho học sinh.
Việc tuyển sinh ĐH, CĐ thay đổi theo hướng các trường ngày càng tự chủ hơn. Tuy nhiên, do thay đổi môn thi/bài thi, hình thức thi và kể cả mục tiêu của kỳ thi tót nghiệp THPT nên độ khó của đề thi thay đổi giữa các năm, không đồng đều giữa các môn thi, gây ra nhiều hệ lụy cho việc xét tuyển ĐH.
Theo hướng tự chủ, để tuyển được thí sinh, có trường ĐH đã thông báo trúng tuyển theo hình thức xét học bạ trước khi thí sinh dự thi tốt nghiệp. Nhờ xét tuyển bằng học bạ, nhiều thí sinh có điểm thi THPT thấp nhưng vẫn đỗ ĐH. Do năng lực không đáp ứng nên số sinh viên ĐH, CĐ bị buộc thôi học những năm gần đây tăng cao, gây tốn kém, lãng phí nguồn lực xã hội.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học bằng học bạ |
Đ.N.T |
Từ thực tế này, các chuyên gia đã đề xuất những thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH trong những năm tới. Chẳng hạn đề thi tốt nghiệp THPT phải đảm bảo có sự phân hóa tốt. Môn giáo dục công dân có thể thêm phần thi tự luận, môn ngoại ngữ có thể chia làm 2 loại đề 7 năm và 10 năm, thí sinh muốn xét tuyển theo tổ hợp có ngoại ngữ phải thi đề 10 năm. Việc xét tuyển vào đại học cũng cần có những điều chỉnh nhất định...
Chi tiết những đề xuất này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.10).
Do học trực tuyến vì dịch Covid-19 nên Bộ GD-ĐT giảm tải chương trình học |
N.T |
Giảm tải, chương trình mới ra sao?
Năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở cấp trung học, bắt đầu với khối lớp 6 nhưng do dịch bệnh nên Bộ GD-ĐT hướng dẫn nhiều nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện …
Đa số giáo viên lớp 6 đánh giá cần điều chỉnh theo hướng cắt giảm yêu cầu của chương trình để dạy học trong dịch bệnh nhưng tiếc nuối khi những hấp dẫn của chương trình, môn học mới chưa phát huy được trong năm học đầu tiên.
Những trường nào chuẩn bị đón sinh viên học trực tiếp?
Hôm nay, Trường Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã có thông báo từ cuối tháng 10 cho sinh viên đủ điều kiện đăng ký đến trường học tập trung với các học phần thí nghiệm, thực hành và luận văn tốt nghiệp. Đây được xem là trường ĐH đầu tiên ở TP.HCM dần mở cửa trường học sau Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM.
Còn những trường ĐH nào có kế hoạch này? Theo dõi tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (6.10) bạn đọc sẽ có thông tin này.
Bình luận (0)