Tin tức giáo dục đặc biệt 8.4: Lớp 10 năm học tới sẽ học ra sao?

07/04/2022 22:54 GMT+7

Năm học 2022 - 2023, chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu thực hiện với lớp 3, 7 và 10. Sự chuẩn bị cho chương trình mới ra sao là thông tin cần lưu ý trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (8.4) còn thông tin về tình hình thiếu giáo viên các môn học mới ở một số địa phương; Nhận xét về đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 TP.HCM năm học 2021-2022.

Từ năm học 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thực hiện ở lớp 10

đào ngọc thạch

Nhiều môn chưa có giáo viên

Năm học tới, ở lớp 3, lần đầu tiên môn tiếng Anh và tin học trở thành môn học bắt buộc; ở lớp 10, lần đầu tiên có môn nghệ thuật (gồm 2 phân môn âm nhạc, mỹ thuật) được đưa vào là môn học tự chọn.

Dù chương trình ban hành năm 2018, các địa phương đã có ít nhất 3 - 4 năm chuẩn bị nhưng chia sẻ của các địa phương cho thấy, hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn khi thiếu nguồn tuyển giáo viên tin học, tiếng Anh (tiểu học); môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) ở cấp THPT.

Ở một số tỉnh, các môn như âm nhạc, mỹ thuật lớp 10 chưa hề có giáo viên. Do chưa có giáo viên âm nhạc, mỹ thuật nên quá trình lựa chọn sách giáo khoa mới, một số địa phương cho biết không có giáo viên tham gia chọn sách…

Tình hình thiếu giáo viên ra sao, đặc biệt ở các môn học mới trong khi năm học mới đã gần kề? Các địa phương có kế hoạch gì? Chỉ đạo của Bộ GD-ĐT ra sao? Những thông tin này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (8.4).

Người trẻ học được gì từ đề thi học sinh giỏi văn?

Học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 tại TP.HCM sáng nay

trần nhân trung

Sáng nay, học sinh lớp 12 tại TP.HCM tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố. Với môn văn, nhiều thí sinh tỏ ra thích thú bởi đề thi hay, gợi mở, vận dụng nhiều kiến thức thực tế cuộc sống, không quá chú trọng vào kiến thức sách giáo khoa.

Từ câu chuyện bức vẽ hổ từ phía sau lưng của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch với ý kiến khen chê trái chiều của người xem, và bằng trải nghiệm cuộc sống của bản thân, đề yêu cầu thí sinh: “…Có nên chọn cho mình một lối đi riêng, khác biệt và sẵn lòng đón nhận những đánh giá trái chiều về lối đi ấy”,(câu nghị luận xã hội, 8 điểm). Tiếp đến, trọng tâm yêu cầu ở câu nghị luận văn học (12 điểm) bàn về sáng tạo văn chương và hiện thực đời sống.

Các giáo viên nhận xét gì về đề thi này? Qua đề thi, học sinh học hỏi được điều gì cho cuộc sống ngày nay? Những bàn luận này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (8.4).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.