Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 22.5.2021

21/05/2021 20:14 GMT+7

Những điều kiện nào để có thể thực hiện được đề xuất của TP.HCM với Bộ GD-ĐT: Giao cho địa phương đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai 22.5.2021.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.5) còn có bài phân tích về một nền giáo dục học thật, thi thật, nhân tài thật từ quan niệm về bằng cấp, khoa cử.

Địa phương nào có thể tự đánh giá, công nhận tốt nghiệp?

Sau gần 7 năm từng đặt vấn đề, đầu tuần này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục kiến nghị với Bộ GD-ĐT giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT.
Năm 2016, trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD- ĐT lúc bấy giờ, lần đầu tiên TP.HCM đề xuất Bộ cho phép TP tự thực hiện việc kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT.
Cụ thể TP.HCM đề xuất Bộ giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT. Còn Bộ GD-ĐT sẽ định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, thành phố theo các chuẩn quốc tế (PISA, PASEC...) và công bố rộng rãi toàn quốc.
Hầu hết ý kiến của giáo viên phổ thông và nhà quản lý ở bậc đại học đều khẳng định đề xuất này phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nhất là đặt trong bối cảnh dịch Covid-19, cần phải tạo sự chủ động cho địa phương.
Tuy nhiên, tất cả cũng đều đồng tình cần chỉ nên thực hiện ở những địa phương đủ điều kiện. Những điều kiện này sẽ được nêu ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.5),

Thay đổi nhận thức về bằng cấp để có nền giáo dục chất lượng thật

Cần từng bước thay đổi quan niệm về vấn đề thi cử và bằng cấp để có một nền giáo dục chất lượng thật

Đào Ngọc Thạch

Bắt đầu bài viết về người Việt Nam có truyền thống coi trọng lễ nghĩa, coi trọng sự học, tác giả bài báo đặt vấn đề chính quan niệm này phần nào gây ra những tiêu cực, nhất là việc quá chú trọng vào thi cử và bằng cấp nên xuất hiện kiểu học vẹt, học để thi chứ không phải “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” mà UNESSCO đã khởi xướng.
Vậy có những yếu tố nào để từng bước thay đổi quan niệm về vấn đề thi cử và bằng cấp, từ nhận thức về mục đích học tập của mỗi cá nhân, gia đình đến xã hội; từ cách đào tạo, tuyển dụng đến công tác bổ nhiệm cán bộ tạo một nền giáo chất lượng thật?
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu lên những lý do cần thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm về bằng cấp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.