Trên báo in Thanh Niên ngày mai 7.10.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn nêu lên thực trạng đáng báo động khi ngày càng nhiều học sinh lớp 12 chọn bài thi khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Phụ huynh "toát mồ hôi”, học sinh căng thẳng, giáo viên áp lực
Có con học lớp 1 theo chương trình năm nay, một phụ huynh tại TP.HCM chia sẻ: “Mỗi ngày đi học về thấy con rất căng thẳng. Tối nào ăn cơm xong mẹ con tôi cũng phải lao vào bàn học để tập viết, tập tính vì sợ cô giáo chê viết xấu. Nhiều đêm phải mất hơn một giờ đồng hồ cho việc tập viết, sau đó mới xem lại bài học của các môn khác”.
Hầu hết giáo viên đều cho rằng nhìn tổng thể mức độ cần đạt khi kết thúc chương trình không cao hơn so với chương trình cũ, nhưng tiến độ chương trình môn tiếng Việt lớp 1 mới nhanh hơn, yêu cầu cao hơn. Một giáo viên Hà Nội, phân tích: “Với môn tiếng Việt, sự quá tải trước hết ở thời lượng, thời gian học tiếng Việt rất nhiều, liên tục cũng gây quá tải cho học sinh. Theo chương trình mới, học sinh học 12 tiết tiếng Việt/tuần, gấp 4 lần môn toán và chỉ còn tổng 20 tiết cho các môn học và hoạt động giáo dục còn lại.
Vì thế tròn 1 tháng dạy học chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới, Bộ GD-ĐT đã phải ra văn bản “tăng cường chỉ đạo”. Các giáo viên và cán bộ quản lý địa phương cũng đưa ra những nguyên nhân khiến chương trình lớp 1 “bị kêu”. Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (7.10) sẽ nêu rõ những nguyên nhân này.
|
Học sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội tăng có phải là xu hướng tốt?
Khác với giai đoạn trước, những năm gần đây học sinh có xu hương chọn tổ hợp khoa học xã hội ngày càng tăng. Năm 2017 tỷ lệ học sinh chọn bài thi khoa học xã hội là 43%, 2018 là 48%, 2019 là 53% và 2020 là 55,38%. Trong khi đó, học sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên ngày càng giảm dần, từ 38,01% năm 2017, giảm còn 32,9% năm 2020.
Học sinh lựa chọn bài thi khoa học xã hội để được điểm cao và khó bị điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một số nhà giáo dục cho rằng đây là xu hướng tốt, học sinh giảm xa lánh môn sử, địa.
Đây thật sự là xu hướng tốt hay sẽ dẫn đến hệ lụy trong việc đào tạo nguồn nhân lực? Bài phân tích của chuyên gia trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai thông qua các số liệu sẽ nêu lên những hậu quả cho nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực nếu học sinh vẫn tiếp tục xu hướng này trong những năm tới.
Bình luận (0)