Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn do sự tích tụ axit uric, gọi là tăng axit uric máu.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout, nhưng lối sống có thể đóng một vai trò quan trọng. Chỉ ăn một nắm hạt mỗi ngày có thể là chìa khóa để giảm nguy cơ mắc các triệu chứng đau đớn, theo Express.
Chỉ ăn một nắm hạt mỗi ngày có thể là chìa khóa để giảm nguy cơ mắc các triệu chứng đau đớn |
Shutterstock |
Tại sao các loại hạt có tác dụng ngăn ngừa bệnh gout?
Một số loại hạt có thể có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Đó là các loại hạt và đậu phộng, vì chứa ít purin. Thực phẩm ít purine là thực phẩm chứa ít hơn 50 miligam purine cho mỗi khẩu phần.
Chuyên gia dinh dưỡng Samantha Heller, làm việc tại Trung tâm y tế NYU Langone (Mỹ), cho biết các loại hạt là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, protein và chất béo lành mạnh.
Các chuyên gia cũng cho biết một muỗng bơ đậu phộng cũng có thể có tác dụng giảm mức axit uric |
Shutterstock |
Các loại hạt đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống dựa trên thực vật. Nhờ hàm lượng purin thấp, các loại hạt được coi là món ăn nhẹ tuyệt vời cho những người dễ bị bệnh gout, theo Express.
Tuy nhiên, nên thận trọng số lượng trong một lần ăn. Nên nhớ là chỉ môt nhúm nhỏ.
Các chuyên gia cũng cho biết một muỗng bơ đậu phộng cũng có thể có tác dụng giảm mức axit uric.
Điều gì khiến bạn dễ bị bệnh gout?
Trong khi thói quen sống dễ làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric, thì cũng có một số bệnh lý khiến bệnh nhân gout dễ bị bùng phát cơn đau.
Các yếu tố rủi ro bao gồm:
Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, động vật có vỏ, rượu hoặc thực phẩm chứa đường fructose
Thừa cân
Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp cao
Tuổi và giới tính: Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 50 và phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh
Tiền sử gia đình mắc bệnh gout
Một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh tim và thận, theo Express.
Bình luận (0)