Tình cảnh bi đát của 4 nền kinh tế hàng đầu châu Phi

17/04/2016 15:55 GMT+7

Tăng trưởng kinh tế châu Phi vượt qua hầu hết các thị trường mới nổi những năm gần đây. Dù vậy giá dầu rẻ, bất ổn chính trị và hệ thống ngân hàng yếu kém đang đè nặng lên 4 nền kinh tế hàng đầu khu vực.

Tăng trưởng kinh tế châu Phi vượt qua hầu hết các thị trường mới nổi những năm gần đây. Dù vậy giá dầu rẻ, bất ổn chính trị và hệ thống ngân hàng yếu kém đang đè nặng lên 4 nền kinh tế hàng đầu khu vực.

Giá dầu rẻ, bất ổn chính trị và vấn đề trong hệ thống ngân hàng đang đè nặng lên 4 nền kinh tế hàng đầu châu Phi - Ảnh: ReutersGiá dầu rẻ, bất ổn chính trị và vấn đề trong hệ thống ngân hàng đang đè nặng lên 4 nền kinh tế hàng đầu châu Phi - Ảnh: Reuters
Theo CNN, dù có mức tăng trưởng khả quan, bốn nền kinh tế hàng đầu châu Phi vẫn tồn đọng nhiều vấn đề. Dưới đây là bức tranh kinh tế bi quan hiện tại của 4 nước này.
Nam Phi
Không có nhiều triển vọng tốt cho nền kinh tế tiên tiến nhất châu Phi. Kinh tế Nam Phi được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sẽ chỉ tăng 0,6% trong năm nay. Đây là một trong những nước phát triển chậm nhất tại một trong các khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Đồng rand Nam Phi giảm mạnh 30% giá trị trong năm ngoái không chỉ vì đợt bán tháo diễn ra ở các thị trường mới nổi mà còn vì bất ổn chính trị. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã khiến các nhà đầu tư bất ngờ khi thay thế Bộ trưởng Tài chính Pravin Gordhan bằng một chính trị gia ít được biết đến, sau đó lại quay về với ông Gordhan khi tìm cách ngừng đà rớt giá đồng rand.
Là một nước sản xuất bạch kim, vàng và than, Nam Phi nhạy cảm với các thay đổi trong chu kỳ hàng hóa. Nước này có khả năng bị hạ thêm xếp hạng tín nhiệm. Dù vậy, giới đầu tư cũng đang cho thấy vài tín hiệu tích cực ở quốc gia châu Phi khi mua vào 1,86 tỉ USD giá trị trái phiếu trong năm 2016, đợt khởi động năm tốt nhất kể từ năm 2010.
Nigeria
Nền kinh tế lớn nhất châu Phi đang khổ sở vì giá dầu. Dầu thô chiếm 70% nguồn thu chính phủ và chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nigeria. Nigeria có rất ít khả năng điều chỉnh ngân sách và đối với một thị trường mới nổi, điều này sẽ giảm tốc tăng trưởng.
Quốc gia Tây Phi được cho là sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm nay, mức thấp nhất trong 15 năm qua. Ngoài ra, Nigeria còn đối mặt với thâm hụt 11 tỉ USD trong ngân sách năm 2016. Các cuộc thảo luận về khoản vay hoặc tín dụng đi cùng với những cải cách chính sách giữa Nigeria và Ngân hàng Thế giới (WB) đang được tiến hành.
Dự trữ của Nigeria đã giảm xuống và đất nước đang thực hiện kiểm soát vốn, khiến việc tiếp cận với USD rất khó khăn. Với một nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu, việc khó tiếp cận với USD khiến các doanh nghiệp chật vật.
Nigeria cũng đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu. Dù là nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi nhưng nước này không có đủ năng lượng đã được tinh chỉnh, xử lý và USD khan hiếm càng làm cho tình hình khó khăn hơn, vì các nhà nhập khẩu khó lòng nhập được khí đốt. Cuộc chiến chống nhóm khủng bố Boko Haram liên quan đến Al-Qaeda cũng gây sức ép lên sức khỏe tài chính Nigeria.
Angola
Từng là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Phi nhưng giờ đây, Angola phải cầu viện sự giúp đỡ từ IMF. Sau khi tham gia thị trường quốc tế hồi năm 2015, Angola không thể đáp ứng các nghĩa vụ về ngân sách, nợ và phải yêu cầu sự trợ giúp từ IMF. Đây là nước sản xuất dầu lớn thứ hai châu Phi và dầu thô chiếm 95% nguồn thu chính phủ.
Angola từng dùng dầu thô làm tài sản thế chấp cho các khoản vay mượn từ Trung Quốc và đây là yếu tố gây thêm sức ép với tình hình tài chính đất nước. IMF dự báo Angola tăng trưởng 3,5% trong năm nay, giảm xuống từ mức 6,8% vào năm 2013.
Kenya
Kinh tế Kenya vững chãi và đa dạng hơn, song nước này gặp phải vấn đề lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Quốc gia Đông Phi có 43 ngân hàng song hầu hết trong số chúng bị phóng đại lợi nhuận và đang oằn mình dưới sức nặng của các khoản nợ xấu và mức giảm lớn trong lượng tiền gửi. Một chục nhà băng cuối cùng có thể nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương trong bối cảnh Kenya đang cố gắng làm sạch khu vực tài chính.
Yếu tố trên gây sức ép cho triển vọng tăng trưởng của Kenya. IMF vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng nước này từ 6,8% xuống còn 6% trong năm 2016.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.