Nhưng đối với tôi, một người Thái đang sinh sống và học tập tại TP.HCM, tôi rất buồn và suy nghĩ nhiều khi bắt gặp dòng quảng cáo “Đến xứ chùa vàng… xem sexy show”, hay nghe những lời kháo nhau rằng “đi Thái Lan mà không đến Pattaya rửa mắt thì coi như chưa biết gì về Xứ sở nụ cười.”
Trên đất Thái - nơi đạo Phật là quốc giáo và theo luật Thái Lan, các buổi biểu diễn sex show chỉ dành riêng cho du khách và du khách khi mua vé phải trình hộ chiếu. Còn người Thái không được phép đến xem. Đây là một vấn đề đầy mâu thuẫn giữa giá trị văn hóa và kinh tế, dẫn đến tình trạng mơ hồ trong thực thi pháp luật.
Theo luật của Thái Lan, doanh nghiệp có thể xin giấy phép để mở cơ sở biểu diễn sex show và cơ sở “tắm - xông hơi - massage”. Khách thường ngầm hiểu là được “phục vụ” từ A-Z nếu có yêu cầu, nhưng trên pháp lý, nhân viên tại những cơ sở này không được phép bán dâm và không thể đòi hỏi quyền lợi khi có tranh chấp. Thái Lan chỉ cấm hành vi bán dâm nhưng lại không ra điều luật ngăn cấm đối với người mua.
|
Trên thực tế, các cơ sở được cấp phép thường yêu cầu nhân viên kiểm tra sức khỏe và thực hiện các biện pháp tự bảo vệ. Tuy nhiên, không tránh khỏi tỉ lệ lây nhiễm cao do khách yêu cầu từ bỏ phòng vệ và do nhóm nghiện ma túy và sử dụng kim tiêm chung.
Theo số liệu thống kê của Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người của Thái Lan, tính đến năm 2016 nước này có hơn 427.000 người bị nhiễm HIV, trong đó hơn 58% là nam giới và là người trong độ tuổi làm việc. Tỉ lệ lây nhiễm qua đường tình dục, chủ yếu là đồng tính nam chiếm 50%, quan hệ tình dục với người không biết đang nhiễm HIV là 25%, sử dụng các dịch vụ tình dục và trường hợp khác là 10%. Đau lòng hơn, trẻ em dưới 15 tuổi đa phần nhiễm HIV từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ và do thiếu hiểu biết khi dùng kim tiêm chung trong các dịch vụ y tế.
tin liên quan
Chỉ 59% nam giới tiêm chích ma túy dùng bao cao su khi quan hệ tình dụcDù luật pháp cấm bán dâm, nhưng số lượng người “hành nghề” mại dâm vẫn tăng lên. Chỉ riêng Pattaya đã có khoảng 27.000 người đang làm việc này, theo số liệu đăng trên một tờ báo Anh năm 2017. Trước vấn nạn sức khỏe y tế và các quan điểm khác nhau, Empower Foundation - một tổ chức phi chính phủ với mục đích là nâng cao bình đẳng cho những người “hành nghề” mại dâm đã nỗ lực liên kết với Ủy ban Xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ của Liên hiệp quốc (Committee on the Elimination of Discrimination against Women) gửi yêu cầu chỉnh sửa luật đến chính phủ Thái Lan. Cụ thể, bãi bỏ luật cấm mại dâm và thừa nhận đây là công việc hợp pháp, cũng như công nhận quyền và phúc lợi bình đẳng như các công việc khác.
Tổ chức này lập luận dựa trên kinh nghiệm quốc tế từ các nước phát triển như Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Canada... cho rằng việc bãi bỏ luật cấm mại dâm phù hợp với nhu cầu và sự thay đổi của xã hội nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan và đảm bảo nhân quyền, nhất là quyền phụ nữ.
Dù chưa chấp nhận yêu cầu này, nhưng chính phủ Thái Lan đã đưa ra những chính sách liên quan đến giáo dục tình dục và kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là đối tượng thanh niên và trong độ tuổi lao động như đưa chương trình giáo dục tình dục và ý thức tự bảo vệ vào trường học, người tham gia xét nghiệm HIV được bảo vệ danh tính... Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ còn trực tiếp nghiên cứu và tiếp cận đối tượng lây nhiễm thông qua việc tuyên truyền, phát bao cao su miễn phí và thăm hỏi...
Hy vọng cùng với sự vận động của các tổ chức phi chính phủ và xem xét lại hiện trạng thực tế của xã hội, trong tương lai gần Thái Lan nói riêng cũng như các nước nói chung sẽ có biện pháp thỏa đáng cho vấn đề mại dâm và HIV, nhất là nâng cao sự hiểu biết và ý thức người dân để cải thiện các chỉ số sức khỏe và lối sống lành mạnh.
Mananya Techalertkamol
Học viên Chương trình Quản lý và chính sách công Fulbright
Học viên Chương trình Quản lý và chính sách công Fulbright
Bình luận (0)