Bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP.Huế cho biết, đến nay đã có 35 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống Huế và 20 cơ sở nghề, làng nghề tiêu biểu, đặc sắc trong cả nước tham dự Festival.
Đặc biệt, năm 2017, có 8 làng nghề và cơ sở nghề lần đầu tiên tham dự Festival đó là dệt lanh thổ cẩm Mai Châu (Hòa Bình), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), dệt lụa xã Nam Cao (Thái Bình), làng gốm Mỹ Thiện 200 năm tuổi, dệt làng Teng (Quảng Ngãi), làng nghề sản xuất gốm, thảm lục bình xã Bình Ninh (tỉnh Vĩnh Long); hoa đất sét Thời Gian (Đà Lạt), mộc mỹ nghệ Chuyên Mỹ (Hà Nội)...
Festival nghề Huế 2017 cũng có sự tham gia của 5 thành phố và doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó riêng Nhật Bản, một quốc gia với nhiều nghề truyền thống nổi tiếng có đến 4 thành phố tham gia gồm: Takayama, Saijo, Shizuoka và công ty may Kimono nổi tiếng Shuei.
Ngoài các chương trình có dấu ấn từ Festival trước như Lễ hội ẩm thực, Chương trình hội tụ bản sắc châu Á, còn có những chương trình mới trước đây chỉ xuất hiện ở các kỳ Festival năm chẵn như: Lễ hội áo dài, Liên hoan chiếu phim Hàn Quốc, thậm chí có quy mô lớn hơn như Lễ hội áo dài dành để giới thiệu tinh hoa hội họa Huế, Lễ hội khinh khí cầu ở sân Hàm Nghi với sự có mặt của 13 khinh khí cầu lớn nhỏ.
|
Bình luận (0)